Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu xác định năng lượng sóng biển khu vực Nam Trung Bộ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong bài viết này, các tác giả đã ứng dụng mô hình Mike 21 SW để tính toán đặc trưng sóng biển và xác định chuyển tải năng lượng sóng biển tại khu vực biển Nam Trung Bộ biến thiên trong hai mùa gió thịnh hành năm 2017. | Bài báo khoa học Nghiên cứu xác định năng lượng sóng biển khu vực Nam Trung Bộ Ngô Nam Thịnh1 2 Đỗ Vĩnh Nguyên1 Lê Thị Phụng1 Nguyễn Thị Bảy3 1 TrườngĐại học Tài nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh nnthinh@hcmunre.edu.vn vinhnguyen4481338@gmail.com ltphung@hcmunre.edu.vn 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh 3 Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG HCM nguyentbay@gmail.com Tác giả liên hệ nnthinh@hcmunre.edu.vn Tel. 84 944657939 Ban Biên tập nhận bài 23 11 2020 Ngày phản biện xong 29 12 2020 Ngày đăng bài 25 2 2021 Tóm tắt Năng lượng sóng biển là một dạng năng lượng tái tạo dựa trên việc sử dụng cơ năng từ dao động tuần hoàn của sóng biển để tạo ra điện. Năng lượng tái tạo từ sóng biển được đánh giá là một nguồn năng lượng sạch và hầu như không làm suy thoái môi trường. Theo đánh giá từ một công trình nghiên cứu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam vào năm 2019 tổng công suất năng lượng sóng năm trên toàn dải ven biển Việt Nam đáp ứng được 90 nhu cầu tiêu thụ điện năng của Việt Nam trong cùng kỳ. Vùng Nam Trung Bộ được xác định là nơi có trữ lượng năng lượng sóng lớn nhất trên toàn dải ven biển Việt Nam. Trong báo cáo này các tác giả đã ứng dụng mô hình Mike 21 SW để tính toán đặc trưng sóng biển và xác định chuyển tải năng lượng sóng biển tại khu vực biển Nam Trung Bộ biến thiên trong hai mùa gió thịnh hành năm 2017. Từ khóa Năng lượng sóng biển MIKE Nam Trung Bộ. 1. Mở đầu Sự ra đời của năng lượng tái tạo đã giảm đi áp lực cho ngành năng lượng trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch đã dần cạn kiệt và được nêu rõ từ những năm 1950 1 từ đó góp phần kiểm soát và làm gảm lượng phát thải khí nhà kính cũng như làm giảm các mâu thuẫn đối với các vùng có nhiều nguồn nhiên liệu hóa thạch điển hình như Biển Đông. Đan Mạch đã có báo cáo đề xuất về cách loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch trong tương lai vào năm 2010 với mục tiêu chính là làm cho Đan Mạch trở nên độc lập với nhiên liệu hóa thạch vào năm 2050 2 . Ngoài năng lượng gió năng lượng sóng cũng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.