Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiện trạng quần thể vượn đen má trắng Siki (Nomascus Siki) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết nghiên cứu nhằm khẳng định tầm quan trọng về đa dạng sinh học của khu vực để sớm trở thành Khu Bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo duy trì và phát triển quần thể Vượn đen má trắng Siki cũng như các loài sinh vật khác. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ VƢỢN ĐEN MÁ TRẮNG SIKI NOMASCUS SIKI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỀ XUẤT KHE NƢỚC TRONG HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH Đặng Ngọc Cần1 Nguyễn Đình Duy1 Lê Trọng Trải2 Lê Văn Ninh2 Lê Quốc Hiệu2 Trần Đặng Hiếu2 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt Vượn đen má trắng siki Nomascus siki trước kia được cho là loài phụ của Vượn đen má trắng Nomascus leucogenys 12 sau này được tách ra thành loài độc lập 14 23 . Đây là loài đặc hữu chỉ phân bố trong một khu vực rất nhỏ ở Trung Việt Nam và Nam Lào 22 . Do các hoạt động khai thác gỗ phá rừng lấy đất sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng môi trường sống của loài ngày càng bị thu hẹp. Mặt khác tình trạng săn bắt động vật hoang dã nói chung và Vượn đen má trắng nói riêng vẫn còn diễn ra nên quần thể loài ngày càng suy giảm. Vì thế ở phạm vi toàn cầu Vượn đen má trắng siki được phân hạng ở mức Nguy cấp EN trong Danh lục Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Thế giới IUCN 16 và thuộc Phụ lục I của CITES 5 . Ở phạm vi Quốc gia giới hạn phân bố về phía Bắc của N. siki chưa được biết rõ có thể nằm ở gần Khu Bảo tồn thiên nhiên KBTTN đề xuất Khe Nét tỉnh Quảng Bình và KBTTN Kẻ Gỗ tỉnh Hà Tĩnh về phía Nam đến sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị 22 . Loài này được xếp ở mức Nguy cấp EN trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 1 và thuộc nhóm IB của Nghị định 32 2006 NĐ-CP của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 4 . Khu Bảo tồn thiên nhiên KBTTN đề xuất Khe Nước Trong nằm ở huyện Lệ Thủy phía Tây Nam tỉnh Quảng Bình giáp với biên giới Việt Nam - Lào và KBTTN Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Khu vực này có diện tích 19.188 ha bao gồm chủ yếu là rừng nhiệt đới thường xanh nằm trong vùng sinh thái Đất thấp miền Trung rộng lớn khoảng 500.000 ha kéo dài dọc biên giới Việt - Lào từ huyện Minh Hóa nối liền với các huyện Bố Trạch Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình sang huyện .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.