Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương bài giảng môn: Nguyên lý chi tiết máy (Dùng cho trình độ Cao đẳng, Trung cấp)

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Đề cương bài giảng môn Nguyên lý chi tiết máy gồm có những nội dung chính sau: Cấu tạo cơ cấu, động học cơ cấu, các cơ cấu truyền chuyển động, các mối ghép bằng đinh tán, các mối ghép bằng hàn, các mối ghép ren. Mời các bạn cùng tham khảo. | 1 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN NGUYÊN LÝ CHI TIẾT MÁY Dùng cho trình độ Cao đẳng Trung cấp GVBS TPHCM tháng 03 năm 2018 Bài 1 CẤU TẠO CƠ CẤU 1. Khái niệm cơ bản. 1.1 Chi tiết và khâu. Chi tiết máy Một bộ phận không thể tháo rời nhỏ hơn được nữa của cơ cấu hay của máy được gọi là chi tiết máy gọi tắt là tiết máy. Ví dụ bu lông đai ốc trục bánh răng. Khâu Một hay một số tiết máy liên kết cứng với nhau tạo thành một bộ phận có chuyển động tương đối so với bộ phận khác trong cơ cấu hay máy được gọi là khâu. 1 Ví dụ thanh truyền bao gồm nhiều tiết máy nối cứng với nhau tất cả các tiết máy không có chuyển động tương đối với nhau khi thanh truyền chuyển động. Thanh truyền được coi là 1 khâu. 1.2 Thành phần khớp động và khớp động. Mối nối động giữa hai khâu liền nhau để hạn chế một phần chuyển động tương đối giữa chúng được gọi là khớp động gọi tắt là khớp . Toàn bộ chỗ tiếp xúc giữa hai khâu trong khớp động được gọi là thành phần khớp động. Thông số xác định vị trí tương đối giữa các thành phần khớp động trên cùng một khâu gọi l kích thước động nó ảnh hưởng đến các thông số động học động lực học cơ cấu. 1.3 Phân loại khớp động. a. Phân loại theo số bậc tự do bị hạn chế hay số ràng buộc Nếu để rời 2 khâu trong không gian sẽ có 6 khả năng chuyển động tương đối độc lập với nhau bao gồm 3 khả năng chuyển động tịnh tiến theo 3 trục ký hiệu Tx Ty Tz và 3 chuyển động quay quanh 3 trục ký hiệu Qx Qy Qx H.1-2 . Mỗi khả năng chuyển động như vậy được gọi là một bậc tự do. Nói cách khác hai khâu để rời trong không gian có 6 bậc tự do tương đối với nhau. 2 Nếu cho hai khâu tiếp xúc với nhau tạo thành khớp động thì giữa chúng xuất hiện những ràng buộc về mặt hình học hạn chế bớt bậc tự do tương đối của nhau. Như vậy khớp làm giảm đi số bậc tự do của khâu. Số bậc tự do bị khớp hạn chế bớt được gọi là số ràng buộc. Khớp có k ràng buộc được gọi là khớp loại k 0 lt k lt 6 bảng 1 . Ví dụ khớp ràng buộc 1 bậc tự do .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.