Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) và ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống ở giai đoạn cá bột, tại Nha Trang, Khánh Hòa

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Luận án nghiên cứu xác định, bổ sung các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775). Mời các bạn cùng tham khảo! | 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn. Môi trường ô nhiễm dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng khó kiểm soát và quản lý. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi các hình thức nuôi luân canh xen vụ và tận dụng hệ thống ao đìa nuôi tôm đang bỏ hoang đưa vào nuôi cá biển. Do đó việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Mặt khác nước ta có bờ biển dài hơn 3.260km có nhiều đảo tạo nên nhiều vùng biển eo biển vũng vịnh kín gió nhiều đầm phá rộng lớn rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá biển. Đặc biệt là nuôi cá biển bằng lồng. Tuy nhiên nghề nuôi cá biển chỉ mới đóng góp một phần nhỏ dưới 1 so với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nghề cá nói chung. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa tập trung nghiên cứu các đối tượng cá nuôi nước lợ mặn. Nghề nuôi cá biển ở nước ta hiện nay chủ yếu là thu gom và nuôi giữ sống bằng lồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu. Các loài cá kinh tế đã và đang được nuôi mặc dù đã nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo nhưng số lượng chưa nhiều chủ yếu lấy giống từ tự nhiên và nhập ngoại. Số lượng và chất lượng không ổn định chưa có quy trình nuôi cụ thể cho từng loài. Do đó việc sản xuất giống số lượng nhiều cung cấp ổn định cho sự phát triển nuôi cá biển bền vững lâu dài sẽ còn gặp nhiều trở ngại khó khăn. Bên cạnh việc quy hoạch và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi như cá mú Epinephelus spp cá giò Rachycentron canadum cá hồng Lutjanus erythropterus cá hồng Mỹ Scyaenops ocellatus cá chẽm Lates calcarifer cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis cá cam Seriola spp Một số đối tượng đã được đưa vào sản xuất trên qui mô lớn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.