Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vai trò của làng và vạn trong quản lý nghề khai thác thủy sản truyền thống ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu này góp phần nhận diện những tinh hoa của quản lý truyền thống mà từ đó có thể vận dụng vào hệ thống quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý đầm phá TG-CH hiện nay. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 12 Số 2 2018 VAI TRÒ CỦA LÀNG VÀ VẠN TRONG QUẢN LÝ NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN TRUYỀN THỐNG Ở ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Tôn Thất Pháp1 Nguyễn Thị Kim Anh2 Mai Ngọc Châu3 1Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 2 Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng duyên hải Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 3Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email tonthatphap@gmail.com Ngày nhận bài 4 4 2018 ngày hoàn thành phản biện 18 5 2018 ngày duyệt đăng 8 6 2018 TÓM TẮT Ở cơ chế quản lý thủy sản truyền thống ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai các làng nông nghiệp ven phá là các chủ thể được nhà nước ủy thác quản lý các vạn ngư dân chịu sự quản lý của các làng chủ quản. Làng và vạn là hai chủ thể cộng đồng giữ vai trò quản lý quyết định tạo nên một cơ chế quản lý truyền thống đầm phá Tam Giang Cầu Hai đậm chất cộng đồng và có thể được gọi là Quản lý cộng đồng dựa vào làng và vạn. Ở mô hình quản lý này yếu tố nhà nước rất mờ yếu tố cộng đồng nổi bật chủ thể làng - vạn có được một không gian tự quản rõ nét nhờ đó hai chủ thể thể cộng đồng này đã phát huy năng lực của mình trong quản lý nghề thủy sản và nguồn lợi ở đầm phá Tam Giang Cầu Hai. Từ khóa đầm Phá Tam Giang- Cầu Hai làng vạn quản lý dựa vào cộng đồng. 1. MỞ ĐẦU Quản lý dựa vào cộng đồng là hình thức quản lý ở đó cộng đồng được trao cơ hội trách nhiệm và quyền hạn để tham gia quản lý tài nguyên mà cuộc sống cộng đồng dựa vào. Ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai TG-CH phương thức quản lý thủy sản truyền thống đã tồn tại qua quá trình lịch sử lâu dài và không lúc nào không gắn kết với cộng đồng 8 . Tinh hoa của quản lý truyền thống đã được thế giới ngày nay công nhận 8 . Và đối với Việt Nam việc hợp nhất vạn chài vào cấu trúc quản lý nghề cá có thể là một hướng gợi mở nhằm góp phần giải quyết những vấn đề chủ yếu của quản lý nghề cá ven bờ 8 . Tuy nhiên trên thực tế vai trò của vạn chài trong hệ thống quản lý hiện nay đã không còn được

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.