Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng dữ liệu nhận dạng tự động (AIS) ước tính lượng khí phát thải của tàu thuyền hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu này được tiến hành cùng thời điểm với các báo cáo trên nhưng dựa trên một hướng tiếp cận khác đó là thông qua dữ liệu nhận dạng tự động tàu (AIS) thiết lập một cơ sở dữ liệu phát thải của toàn bộ hoạt động vận tải đường thủy ra vào khu vực Tp. HCM trong 6 tháng cuối năm 2019. | Nghiên cứu khoa học công nghệ SỬ DỤNG DỮ LIỆU NHẬN DẠNG TỰ ĐỘNG AIS ƯỚC TÍNH LƯỢNG KHÍ PHÁT THẢI CỦA TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ PHONG LƯU 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 90 khối lượng vận tải hàng hoá trên thế giới được vận chuyển bằng đường hàng hải. Quá trình đốt cháy tạo năng lượng bên trong các động cơ diesel của tàu thuyền tạo ra một lượng chất ô nhiễm đáng kể người ta ước tính rằng có khoảng 450 loại chất gây ô nhiễm khác nhau được sản sinh ra từ quá trình đốt cháy bên trong động cơ tàu thủy 1 . Những chất ô nhiễm này có thể làm suy giảm tầng ôzôn tăng cường hiệu ứng nhà kính tạo ra mưa axit gây hại cho sức khỏe của con người 2 . Merk 2014 báo cáo rằng lượng phát thải CO2 NOx SOx và PM10 trong các cảng vận chuyển toàn cầu lần lượt là 18 0 4 0 2 và 0 03 triệu tấn trong năm 2011 và khoảng 85 lượng khí thải đến từ các tàu container và tàu chở dầu 1 . Trong nghiên cứu của Corbett 1999 các tàu thương mại quốc tế đóng góp 30 lượng NOx toàn cầu và 9 SOx 3 . Thông qua việc phân tích dữ liệu từ Hệ thống nhận dạng tự động của tàu AIS Deniz 2008 xác định rằng 17 lượng khí thải này là ở các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ 30 là từ các tàu quá cảnh qua Biển Marmara 48 là từ các tàu đậu tại các cảng ở Biển Marmara và 5 là từ các tàu quá cảnh Biển Marmara 4 . Ở nước ta đã có một số báo cáo trong năm 2019 của TS Hồ Quốc Bằng và cs. 5 6 Vũ Hoàng Ngọc Khuê và cs. 7 nhằm xác định phát thải chất ô nhiễm do hoạt động vận tải đường thuỷ và hoạt động cảng biển thuộc Tp. HCM được tiến hành trong khuôn khổ Dự án quot Phát triển bền vững cảng biển tại khu vực ASEAN quot do Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức viết tắt là GIZ tài trợ. Các nghiên cứu này đã sử dụng mô hình tính toán từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ US EPA - 2009 phân tích dữ liệu điều tra thực tế để ước tính phát thải tại một số cảng tiêu biểu ở Tp. HCM sau đó dựa trên quy mô vận hành của các cảng còn lại để suy ra tổng lượng phát thải của các chất gây ô nhiễm của hệ thống cảng tại Tp. HCM trong năm 2019 tương ứng lần lượt là .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.