Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro – kinh nghiệm cho Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết tổng hợp những đặc điểm, quy trình cần thiết cho một hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro với các ví dụ minh họa từ các hệ thống thanh tra giám sát của Úc, Ấn Độ và Tanzania. Từ đó, dựa trên đặc điểm tình hình hệ thống TTGS của Việt Nam hiện tại, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống thanh tra giám sát rủi ro cho riêng mình. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THANH TRA GIÁM SÁT DỰA TRÊN RỦI RO KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Mai Thị Thanh Chung Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng ntmhanh.ntmh@gmail.com maithithanhchung@gmail.com TÓM TẮT Bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đặt ra nhiều yêu cầu cấp thiết cho việc cải cách hệ thống thanh tra giám sát của mỗi quốc gia để có thể chống đỡ tốt hơn trước những rủi ro của hệ thống tài chính. Hiện nay nhiều quốc gia đã xây dựng hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro để đáp ứng với tình hình mới cũng như tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Vì vậy xây dựng hệ thống thanh tra giám sát ở nước ta như thế nào cho hợp lý và hiệu quả đã và đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây. Trên cơ sở mô tả phân tích kết hợp với nghiên cứu tình huống Case study bài viết tổng hợp những đặc điểm quy trình cần thiết cho một hệ thống thanh tra giám sát dựa trên rủi ro với các ví dụ minh họa từ các hệ thống thanh tra giám sát của Úc Ấn Độ và Tanzania. Từ đó dựa trên đặc điểm tình hình hệ thống TTGS của Việt Nam hiện tại bài viết đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống thanh tra giám sát rủi ro cho riêng mình. 1. Đặt vấn đề Vấn đề thanh tra giám sát TTGS hệ thống tài chính nói chung và các tổ chức tài chính TCTC nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các nhà nghiên cứu cũng như các nhà làm chính sách trong những năm gần đây đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Theo đó ủy ban Basel cũng thực hiện điều chỉnh nhiều nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống tài chính hiệu quả nhằm tăng cường một hệ thống giám sát vững mạnh hơn. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cũng có những thay đổi cải cách trong hệ thống TTGS của mình với những quy định đòi hỏi thận trọng và khắt khe hơn. Không chỉ riêng những nền kinh tế phát triển quan tâm đến vấn đề thanh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.