Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hoạt động thần kinh cấp cao trong vai trò tạo động lực nhằm phát triển năng lực học sinh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Dựa vào các học thuyết tâm lý học và những kết quả nghiên cứu về cấu tạo của hệ thần kinh và sự hoạt động của não bộ ở người như: Cơ sở khoa học tự nhiên của sự học; bản chất tự nhiên của việc học tập ở người, dựa vào các thành tựu của khoa học thần kinh nhận thức nghiên cứu quá trình thu nhận kiến thức ở người mà các tác giả này đã xây dựng lý thuyết về việc tạo động lực cho người học và người dạy. | BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO TRONG VAI TRÒ TẠO ĐỘNG LỰC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MAI VĂN HƯNG 1 TRẦN VĂN THẾ 2 1 Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội Email hungmv@vnu.edu.vn 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây Hà Nội Tóm tắt Dạy học phát triển năng lực học sinh hiện nay đang được coi là xu thế không thể đảo ngược tuy nhiên để phát triển năng lực cần dựa trên cơ sở hoạt động của bộ não hay còn gọi là bộ máy học của người học có xuất hiện được động lực hay không. Con người với sự đa dạng về cấu trúc của hệ thần kinh cấp cao kéo theo sự đa dạng về hoạt động của chúng từ đó sẽ tạo ra vô cùng năng lực và các năng lực này mang tính đặc trưng cá thể rất cao. Vì thế để giúp người học phát triển năng lực của họ người dạy người học và môi trường học được coi là các nhân tố có vai trò đánh thức động lực của người học và chính từ động lực này sẽ làm xuất hiện và phát triển các năng lực nhằm thích ứng với môi trường sống. Từ khóa Động lực năng lực thần kinh cấp cao. 1. MỞ ĐẦU Người học là tác nhân chính tham gia vào quá trình thu nhận kiến thức nhờ bộ máy thần kinh bộ máy học của mình. Người dạy là người có nhiệm vụ dẫn dắt người học bằng những hiểu biết và kinh nghiệm của mình chức năng cơ bản của người dạy là giúp người học học tập và hiểu biết. Môi trường là yếu tố tham gia trực tiếp đến quá trình dạy - học ảnh hưởng đến người dạy và người học chứ không đơn thuần chỉ là nơi diễn ra hoạt động dạy - học người học và người dạy phải thích nghi với môi truờng. Jean-Marc Denommé và Madelenie Roy đã đề xuất xây dựng Lý thuyết Sư phạm tương tác SPTT dựa trên cơ chế hoạt động của hệ thần kinh cấp cao mà bản chất là chức năng của vỏ não nhằm nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường theo định hướng đánh thức động lực nhằm phát triển năng lực người học. Dựa vào các học thuyết tâm lý học và những kết quả nghiên cứu về cấu tạo của hệ thần kinh và sự hoạt động của não bộ ở người như cơ sở khoa học tự nhiên của sự .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.