Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 2: Từ năm 905 đến năm 1883 (Phần 2)

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hải Dương - Tập 2: Từ năm 905 đến năm 1883" tiếp tục trình bày về tình hình chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật cũng như các cuộc nổi dậy của nhân dân Hải Dương tại thời Lê - Mạc đến thời Tây Sơn (1527 - 1802) và thời Nguyễn (1802 - 1883); . Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết! | LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập II Từ năm 905 đến năm 1883 Chương IV CHƯƠNG IV HẢI DƯƠNG TỪ THỜI LÊ - MẠC ĐẾN THỜI TÂY SƠN 1527 - 1802 HẢI DƯƠNG TỪ THỜI LÊ - MẠC ĐẾN THỜI TÂY SƠN 1527 - 1802 256 Chương IV HẢI DƯƠNG từ thời Lê - Mạc đến thời Tây Sơn. I- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Trong hai thập niên đầu thế kỷ XVI triều Lê đã bước vào giai đoạn khủng hoảng suy vong trầm trọng. Nội bộ triều chính xung đột dẫn đến sự tranh quyền đoạt lợi giữa các thế lực phong kiến. Ngôi vua thường xuyên bị phế lập. Bên ngoài phong trào phản kháng của các tầng lớp nhân dân diễn ra sâu rộng trực tiếp tấn công vào chính quyền quân chủ thối nát. Chính các cuộc nổi dậy của nông dân thời kỳ này cùng với các cuộc phế vua hỗn chiến giữa các phe phái quân chủ khiến xã hội càng thêm rối loạn triều Lê càng bị đẩy đến bên bờ vực của sự tiêu vong. Sự khủng hoảng chính trị xã hội trầm trọng đó là điều kiện khách quan thuận lợi để phe phái Mạc Đăng Dung từng bước chiếm quyền nhà Lê lập ra nhà Mạc. Bắt đầu từ thời Lê Uy Mục trị vì 1505 - 1508 với tư cách là một võ quan cấp thấp trong đội quân Túc vệ cầm dù theo vua sau hơn 20 năm tham chính Mạc Đăng Dung đã được thăng lên đến chức Thái sư tước An Hưng vương được vua Lê ban thêm cửu tích gồm xe ngựa y phục nhạc khí cửa sơn son nạp bệ bệ riêng trên điện để ngồi hổ bôn quân hộ vệ cung tên phủ việt rượu cự xưởng rượu ngon để tế thần1. Đây là ưu đãi đặc biệt của vua Lê đối với trọng thần. Tháng Sáu năm Đinh Hợi 1527 khi Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai trở lại kinh sư phần đông thần dân đều hướng theo Đăng Dung nhiều người ra đón. Mạc Đăng Dung bắt ép vua Cung Hoàng phải nhường ngôi cho mình. Đông các Đại học sĩ Đạo Nguyên bá Nguyễn Văn Thái giả danh Cung Hoàng tự tay thảo chiếu rằng Nghĩ Thái Tổ ta thừa trời cách mệnh có được thiên hạ các vua truyền nhau nối giữ cơ đồ là do mệnh trời lòng người cùng hợp cùng ứng nên mới được như thế. Cuối đời Hồng Thuận gặp nhiều tai họa. Lòng người đã lìa mệnh trời không giúp. Ta không có đức lạm giữ ngôi trời việc gánh vác .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.