Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt của dung dịch nano vàng để xác định amikacin trong mẫu dược phẩm bằng phương pháp quang học

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết Sử dụng hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt của dung dịch nano vàng để xác định amikacin trong mẫu dược phẩm bằng phương pháp quang học nghiên cứu việc phát triển phương pháp phân tích amikacin có độ nhạy và độ chính xác cao nhưng lại đơn giản và có chi phí thấp bằng cách sử dụng hiệu ứng plasmon bề mặt (SPR) của dung dịch hạt nano vàng (AuNPs) với khả năng thay đổi màu sắc từ đỏ sang xanh khi có mặt amikacin. | Nghiên cứu khoa học công nghệ SỬ DỤNG HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG PLASMON BỀ MẶT CỦA DUNG DỊCH NANO VÀNG ĐỂ XÁC ĐỊNH AMIKACIN TRONG MẪU DƯỢC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG HỌC TÔ THỊ PHƯƠNG 1 TRẦN NGỌC BÍCH 1 NGUYỄN QUANG KHÁNH 1 BÙI XUÂN THÀNH 1 PHẠM THỊ NGỌC MAI 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở Việt Nam kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng đầu cả nước về tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong. Do đó kháng sinh luôn được xem là một nhóm thuốc đặc biệt quan trọng trong y tế. Aminoglycosid là nhóm thuốc kháng sinh có phổ tác dụng cho vi khuẩn gram âm trong nhóm này amikacin là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng nhất và hoạt tính mạnh nhất vì cấu trúc của amikacin không phải là cơ chất của nhiều enzym bất hoạt aminoglycoside 1 . Cấu trúc phân tử của amikacin được hiển thị ở hình 1. Gần đây các nghiên cứu hướng tới các phương pháp xác định hàm lượng amikacin trong dược phẩm nhằm đánh giá chất lượng thuốc cũng như trong các dịch sinh học nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân đang rất được quan tâm. Tuy nhiên các phương pháp phổ biến để xác định amikacin hiện nay như phương pháp điện hóa 2 phương pháp điện di mao quản 3 phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC 4 5 đều có chung một số nhược điểm như hóa chất và thiết bị đắt tiền vận hành phức tạp. Phương pháp phổ hấp thụ phân tử UV-Vis tuy có ưu điểm là đơn gỉản dễ vận hành nhưng lại gặp khó khăn khi xác định trực tiếp amikacin do amikacin có khả năng hấp thụ quang rất kém. Mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển phương pháp phân tích amikacin có độ nhạy và độ chính xác cao nhưng lại đơn giản và có chi phí thấp bằng cách sử dụng hiệu ứng plasmon bề mặt SPR của dung dịch hạt nano vàng AuNPs với khả năng thay đổi màu sắc từ đỏ sang xanh khi có mặt amikacin. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất thiết bị Các hóa chất tinh khiết phân tích Chloroauric axit tetrahydrat HAuCl4 4H2O natri citrat Na3C6H5O7 natri clorua NaCl natri hydroxit NaOH axit clohidric

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.