Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Franchise - Bí quyết thành công cho thương hiệu Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Khái niệm về franchise còn khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Có lẽ nhiều người cũng đã từng nghe qua thuật ngữ này hoặc cụm từ nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại nhưng hiểu sâu hơn để đủ tự tin mà áp dụng cho doanh nghiệp mình thì chắc không nhiều. Ngay cả đến thời điểm hiện nay, Việt Nam cũng vẫn chưa có trường lớp hay khóa đào tạo nào dạy bài bản về franchise. Sách chuyên môn viết về franchise bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh cũng không thấy ở các nhà sách | r Ả y 1 Bl quyêt thành công Tác giả Lý Quý Trung 1. Thương hiệu - Tài sản quí giá nhất của hệ thống Franchise Trước khi đi đến định nghĩa về thuật ngữ franchise - chủ đề chính của quyển sách - chúng ta không thể không tìm hiểu khái niệm về thương hiệu vì sự hiện hữu của franchise lại được đặt trên nền tảng của thương hiệu. Thương hiệu khác với nhãn hiệu vì hầu như bất kể sản phẩm tốt xấu nào cũng có thể có một nhãn hiệu riêng nhưng để đạt đến trình độ có thương hiệu thì không nhiều. Ví dụ về các thương hiệu lớn của Việt Nam bao gồm sữa Vinamilk Vietnam Airlines bánh Kinh Đô bút bi Thiên Long giấy Vĩnh Tiến giày Biti s gạch Đồng Tâm bánh phồng tôm Sa Giang dệt Thành Công bia Saigon. Tác giả Richard Moore đã có một định nghĩa khá tượng hình về thương hiệu trong quyển sách của ông xuất bản năm 2003 tại Việt Nam như sau Sự khác biệt giữa một sản phẩm và một thương hiệu là gì Một sản phẩm cũng hơi giống một người bạn mà bạn mới gặp. Cho đến giờ hẳn bạn đã gặp hàng ngàn người trong cuộc đời mình và hầu hết những người này bạn chỉ trao đổi một ánh mắt hay vài câu nói. Nhưng đối với một số người bạn thấy mình đã trao đổi câu chuyện với họ bởi vì hình như đã có cảm giác phù hợp nào đó. Để đạt đến tầm cỡ sản phẩm thì phải có một quan hệ như thế. Tuy nhiên để đạt đến tầm cỡ thương hiệu thì còn đòi hỏi nhiều hơn nữa. Việc này cũng giống như để hiểu một người kỹ hơn và thấy được họ thay đổi ra sao theo thời gian. Đến một lúc nào đó bạn sẽ nghĩ đến người ấy như một người bạn hay một đồng nghiệp. Lúc đó họ đã giành được cảm giác trân trọng trong bạn. Đạt đến tầm cỡ thương hiệu là tạo được mối quan hệ như vậy . Khác với các loại sở hữu hàng hóa thông thường thương hiệu là một loại hàng hóa trí tuệ là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Đó chính là lý do tại sao chủ thương hiệu phải nên nghĩ đến chuyện làm thế nào để đánh bóng thương hiệu của mình hơn làm thế nào để thương hiệu của mình ngày càng lớn mạnh hơn và làm thế nào để đem lại thêm nhiều nguồn lợi kinh tế từ tài sản

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.