Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận: Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tiểu luận: Hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam giúp bạn nắm bắt khái quát chung về hệ sinh thái rừng, thành phần hệ sinh thái rừng, ảnh hưởng của môi trường đến hệ sinh thái rừng, ảnh hưởng của hệ sinh thái rừng đến môi trường, các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. | Về ý nghĩa khoa học: Nhiều vùng rừng núi đá vôi đã được quy hoạch xây dựng thành vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Rừng núi đá vôi tập trung nhiều loài thực vật có giá trị về kinh tế và khoa học, bao gồm các loài cây lá rộng như : mun sọc (Diospyros dasyphylla), đinh vàng, đinh thối, trai lí, kiền kiền, lát hoa v.v và các loài cây lá kim như : hoàng đàn, nghiến, pơ mu, kim giao, thông Pà Cò, thiết sam giả, thiết sam giả lá ngắn, hoàng đàn giả v.v. trong đó có nhiều loài đã được ghi vào sách đỏ. Nhiều loài động vật quý hiếm như hươu xạ, sơn dương, voọc mông trắng, voọc đầu trắng, voọc mũi hếch, vượn đen, gà lôi trắng, cú lợn rừng, ác là, gà lam đuôi trắng, rắn hổ chúa, rùa hộp trán vàng, rùa núi vàng v.v Thảm thực vật trên núi đá vôi là một hệ sinh thái đặc biệt và rất nhạy cảm, do đó mọi tác động tới hệ sinh thái này sẽ gây ra những biến đổi không thể lường trước được, đặc biệt đây còn là nơi có tiềm năng đa dạng sinh học rất cao. Vì thế nghiên cứu thảm thực vật đá vôi mang một ý nghĩa khoa học quan trọng. Có nhiều loài mới cả động và thực vật trong thời gian gần đây được công bố là thành phần của hệ sinh thái rừng núi đá vôi.