Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thấp tim (Phần 3)

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

3.2. Viêm đa khớp: - Gặp được ở 75% trong tổng số ca thấp tim. Khớp thường bị là: khớp gối; khớp cổ chân; khuỷu tay; cổ tay; khớp vai. Thường không thấy viêm ở các khớp ngón tay, ngón chân và hiếm gặp ở khớp háng. Các khớp bị viêm có sưng, nóng, đỏ, đau và di chuyển nhanh trong vòng một vài ngày đến một tuần. Khi di chuyển sang khớp khác thì khớp cũ có thể trở lại bình thường, không để lại di chứng gì. 3.3. Hạt thấp dưới da: - Gặp 7-20% trong tổng số bệnh. | Thấp tim Phần 3 Th.S. Ng. Công Phang Bệnh học nội khoa HVQY 3.2. Viêm đa khớp - Gặp được ở 75 trong tổng số ca thấp tim. Khớp thường bị là khớp gối khớp cổ chân khuỷu tay cổ tay khớp vai. Thường không thấy viêm ở các khớp ngón tay ngón chân và hiếm gặp ở khớp háng. Các khớp bị viêm có sưng nóng đỏ đau và di chuyển nhanh trong vòng một vài ngày đến một tuần. Khi di chuyển sang khớp khác thì khớp cũ có thể trở lại bình thường không để lại di chứng gì. 3.3. Hạt thấp dưới da - Gặp 7-20 trong tổng số bệnh nhân thấp tim. - Là những hạt bé đường kính từ 1-20 mm cứng không đau năm ngay dưới da thành từng nhóm ở quanh khớp tồn tại lâu từ 2-5 tuần. Khi nó xuất hiện nhiều lần là chứng tỏ bệnh đã kéo dài. Nó là một tiêu chuẩn cho chẩn đoán giai đoạn hoạt động của bệnh. Hiện nay triệu chứng này ít gặp. 3.4. Múa giật Triệu chứng này xuất hiện muộn là triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh. Múa giật thường gặp ở trẻ em từ 7-14 tuổi gặp ở nữ giới nhiều hon nam giới. Nếu chỉ xuất hiện đon thuần triệu chứng này thì bệnh nhân có thể được đưa nhầm vào khoa thần kinh. 3.5. Vòng ban đỏ Thường hiếm gặp nhưng có giá trị chẩn đoán. Ban màu hồng có gờ khép kín hoặc không khép kín dính liền nhau. Thường thấy ở vùng ngực và bụng. Có thể lẫn với ban dị ứng. Triệu chứng này xuất hiện và mất đi rất nhanh. 3.6. Các triệu chứng lâm sàng khác - Sốt Hầu hết gặp ở các bệnh nhân thấp tim trong đợt hoạt động. Nhiệt độ thường 38oC-39oC. Sốt kéo dài một vài tuần. - Có thể có triệu chứng thấp ở phổi ở thân ở hệ tiêu hoá. Do đó cần khám xét kỹ và kết hợp với các xét nghiệm cần thiết để tránh chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót. 4. Triệu chứng cận lâm sàng. 4.1. Cấy khuẩn để tìm Streprococcus tan máu bêta nhóm A ở nhầy họng mũi thanh quản - Tỉ lệ thường chỉ đạt 25- 40 . - Phải cấy nhiều lần ít nhất 3 lần. - Kết quả cấy nhầy họng - cũng không loại trừ nhiễm liên cầu khuẩn vì có thể bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước đó. 4.2. Xét nghiệm ASLO - Hiệu giá kháng thể này tăng dần từ tuần đầu và đạt hiệu giá cao nhất sau 3-5

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.