Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo "Tác động môi trường của công tác khai khoáng"

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong những năm gần đây, đi kèm với công cuộc phát triển của đất nước thì công tác thăm dò, phát hiện cũng như khai thác khoáng sản trở nên rầm rộ. Nhưng hầu như các hoạt động khai khoáng điều chưa được đánh giá tác động môi trường một cách đầy đủ. Đem lại nhiều tác động xấu đến môi trường và con người trong khu vực. | Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như sắt, mangan, và một lượng xút dư thừa do quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Đây là hợp chất vô cùng độc hại. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại. Với quy hoạch phát triển Bauxit ở Tây Nguyên đến năm 2015 mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu tấn Alumin, tương đương với việc thải ra môi trường 10 triệu tấn bùn đỏ. Đến năm 2025 là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ. Cứ như thế sau 10 năm sẽ có 230 triệu tấn và sau 50 năm sẽ có 1.15 tỷ tấn bùn đỏ tồn đọng trên vùng Tây Nguyên. Với một lượng lớn bùn đỏ cộng với lượng hóa chất dư thừa trong quá trình tuyển quặng là nguy cơ lớn cho môi trường đất nếu có sự cố trong công tác che chắn chôn lấp loại chất thải này. Sự vận chuyển bùn đỏ trong các lưu vực sông còn làm tăng độ đục của các dòng chảy ảnh hưởng đến các động vật thủy sinh và các loài cây sống trong thủy vực. Lượng chất lơ lửng trong dòng chảy cao cũng làm cho tốc độ bồi lắng tại nơi các cửa sông gia tăng làm cạn đáy sông thay đổi dòng chảy có thể gây xói lở bờ sông trên các đoạn xung yếu.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.