Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khóa Luận Tốt nghiệp “Bước đầu tìm hiểu về hát Dô ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Khóa luận tốt nghiệp của trường ĐH sư phạm. Mỗi vùng quê sản sinh ra một loại hình dân ca khác nhau đều mang bản sắc riêng của mảnh đất đó. Nếu như dân ca quan họ chỉ nảy sinh từ vùng đất Kinh Bắc, hát Xoan sinh ra ở vùng đất Phú Thọ, hát Dậm chọn quê hương Hà Nam thì hát Dô lại nảy sinh ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). | Không gian đặc biệt nơi diễn ra hát Dô đó chính là đền Khánh Xuân (Xuân Ca cung). Đây là một ngôi đền được xây dựng trên một gò đất cao rộng của trung tâm thôn Đại Phu, ở một nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố tốt đẹp như bản thần tích trong đền đã nói: Gò nổi lên giống như rùa đội bảng, như gối vào sao Mộc và bên ngoài lại có sao Kim phù ứng. Với kiến trúc và trang trí thời Nguyễn tạo nên một chốn sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng cổ kính. Phía trước có sân rộng thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội. Thực là hiếm có nơi nào có vị trí và địa thế đẹp được như vậy. Một không gian tuyệt đẹp lại là nơi diễn ra một loại hình dân ca độc đáo, đó là sự hội tụ của nhiều yếu tố thuận lợi. Mà lễ hội này phải 36 năm mới tổ chức một lần, có nghệ nhân giải thích rằng bởi lễ hội dành cho Ngài nhiều quá nên 36 năm sau mới đến lượt Liệp Tuyết hay có những giải thích khác dựa vào tổng của hai con số. Nó thể hiện sự viên mãn tràn đầy. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì dân ca hát Dô vẫn là độc đáo và không nơi đâu có. Phải chăng vì thế mà muốn có một lễ hội hát Dô thì phải chờ đợi?

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.