Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT TỤC VÀ LUẬT PHÁP TRONG CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỘNG ĐỒNG

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Giải quyết mối quan hệ giữa hình thức tự quản và quản lý (giữa hương ước, luật tục và luật pháp) là việc làm cần thiết trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là ở những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bên cạnh pháp luật, việc vận dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ cộng đồng tại các vùng dân tộc thiểu số là cần thiết. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề trên thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, pháp luật luôn mang tính thống nhất và phổ quát trên. | Durkheim được xem là nhà xã hội học đầu tiên đề xuất vấn đề "tính chuẩn mực của cái xã hội". Đối với cách hiểu của Durkheim, cái xã hội tồn tại là một hiện thực có thể xác định mang tính sự vật, mà cơ sở của nó nằm trong tính chuẩn mực của các ứng xử xã hội. ông xem hiện thực này là thế giới của các sự kiện xã hội. Các chuẩn mực xã hội trở thành cái bên ngoài, nó giới hạn ý chí của con người trong quan hệ của họ với nhau. Chuẩn mực hóa có nghĩa là sự thiết chế hóa các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan với nhau. Mỗi sự chuẩn mực hóa gắn với một sự lựa chọn, điều này là một nguyên tắc cơ bản của sự hình thành cấu trúc xã hội. Các chuẩn mực tạo ra một khuôn khổ cho hành động. Chuẩn mực thể hiện cái chung, "kiểu điển hình" cửa hành động. Định hướng qua lại của hành động của nhiều cá nhân và việc xây dựng nên các quan hệ xã hội chỉ có thể có được khi các cá nhân hành động trên cơ sở những tiêu chuẩn và quy tắc được biết và được chấp nhận chung. Các tiêu chuẩn và quy tắc này được gọi là các chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội được tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa, được nội tâm hóa và được kết nối trong các quá trình thiết chế hoá.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.