Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Phá sản (hay còn gọi bình dân là sập tiệm) là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phàn có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản. Có hai loại phá sản: phá sản đơn và phá sản gian lận. Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu tính toán, quản lý tồi,. | PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP I. Vai trò của pháp luật về phá sản trong nền kinh tế thị trường: 1. Khái quát về phá sản: Theo ngôn ngữ chung ở nhiều quốc gia, thuật ngữ “phá sản” đều được sử dụng để diễn tả tình trạng khó khăn về tài chính của một chủ doanh nghiệp mà biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là sự mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Ở Việt Nam, cùng với thuật ngữ “phá sản” thì người ta còn dùng các từ: “khuynh gia, bại sản”, “khánh kiệt”, “ vỡ nợ” hay “ sập tiệm” để chỉ tình trạng tài chính trầm trọng của người mắc nợ. Nói cụ thể hơn, dù có thể được sử dụng ở các ngữ cảnh khác nhau song những từ đồng nghĩa này đều diễn tả tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của người mắc nợ khi có yêu cầu. Dưới góc độ pháp lý, phá sản được đề cập như là một thủ tục xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của một chủ thể do Toà án tiến hành. TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN TỔNG NỢ ĐẾN HẠN Thông qua thủ tục này tất cả các chủ nợ đều có cơ hội tham gia vào việc thanh toán nợ và đều được | PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP I. Vai trò của pháp luật về phá sản trong nền kinh tế thị trường: 1. Khái quát về phá sản: Theo ngôn ngữ chung ở nhiều quốc gia, thuật ngữ “phá sản” đều được sử dụng để diễn tả tình trạng khó khăn về tài chính của một chủ doanh nghiệp mà biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là sự mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Ở Việt Nam, cùng với thuật ngữ “phá sản” thì người ta còn dùng các từ: “khuynh gia, bại sản”, “khánh kiệt”, “ vỡ nợ” hay “ sập tiệm” để chỉ tình trạng tài chính trầm trọng của người mắc nợ. Nói cụ thể hơn, dù có thể được sử dụng ở các ngữ cảnh khác nhau song những từ đồng nghĩa này đều diễn tả tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn của người mắc nợ khi có yêu cầu. Dưới góc độ pháp lý, phá sản được đề cập như là một thủ tục xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của một chủ thể do Toà án tiến hành. TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN TỔNG NỢ ĐẾN HẠN Thông qua thủ tục này tất cả các chủ nợ đều có cơ hội tham gia vào việc thanh toán nợ và đều được nhận một phần nợ theo tỷ lệ tương ứng trong khối nợ chung. Như vậy, trong thủ tục phá sản thì tất cả các chủ nợ đều bình đẳng về quyền đòi nợ nhưng chỉ một phần yêu cầu thanh toán nợ của họ được thoả mãn. Trong nền KTTT phá sản DN là một hiện tượng kinh tế khách quan. Bởi vì: - DN về thực chất cũng là một thực thể xã hội. Cho nên, cũng có việc sinh ra, có phát triển và có diệt vong. - Nền KTTT với đa hình thức sở hữu, đa thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh theo sự tác động của các qui luật của KTTT, trong đó có qui luật cạnh tranh. Tất yếu sẽ có DN chiếm lĩnh thị trường và cũng có DN kinh doanh đình đốn, nợ nần, mất khả năng chi trả và lâm vào tình trạng phá sản. - Trong hoạt động kinh doanh cái mà DN thu được cũng là lợi nhuận nhưng đồng thời DN cũng phải chịu rủi ro. Theo thông kê của Ngân hàng thế giới thì tỷ lệ rủi ro là ¼. Lý do có thể do năng lực quản lý, thiếu khả năng thích ứng Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế xã hội nhất định. Nhưng xét về mặt kinh tế .