Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghề làm giấy dó truyền thống ở Việt Nam – phần 2

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong nước ta còn có một số nơi có nghề làm giấy như làng Xuân Ổ còn gọi là làng Ó ở Tiên Sơn - Bắc Ninh, làng Mai Chử (làng Mơ) thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hóa làm giấy bản. Làng Lộc Tụy và Đại Phú (Lệ Thủy - Quảng Bình) sản xuất giấy bằng vỏ cây niết, làng Từ Vân - Thanh Oai - Hà Tây làm giấy bìa bổi. nhưng không đâu nổi tiếng bằng vùng giấy Bưởi - Thăng Long. Sách Dư địa chí viết năm 1435, Nguyễn Trãi đã nhận xét “Đương thời phường. | Nghề làm giấy dó truyền thống ở Việt Nam - phần 2 Trong nước ta còn có một số nơi có nghề làm giấy như làng Xuân Ổ còn gọi là làng Ó ở Tiên Sơn - Bắc Ninh làng Mai Chử làng Mơ thuộc huyện Đông Sơn Thanh Hóa làm giấy bản. Làng Lộc Tụy và Đại Phú Lệ Thủy - Quảng Bình sản xuất giấy bằng vỏ cây niết làng Từ Vân - Thanh Oai - Hà Tây làm giấy bìa bổi. nhưng không đâu nổi tiếng bằng vùng giấy Bưởi - Thăng Long. Sách Dư địa chí viết năm 1435 Nguyễn Trãi đã nhận xét Đương thời phường Yên Thái Bưởi chuyên làm giấy. Thợ ở đây có thể làm được giấy thị giấy lệnh còn làng Nghĩa Đô chuyên làm giấy sắc màu ngà vàng vẽ rồng và mây gọi là giấy long án . Nghề giấy phát triển góp phần thúc đẩy nghề in mộc bản từ thời Lý các nhà sư đã khắc rất nhiều ván in cho nhà chùa để in kinh Phật. Năm 1736 đời vua Thuận Tông nhà Lê chúa Trịnh Giang đã cho in Tứ thư Ngũ kinh bằng giấy sản xuất trong nước không phải mua của Trung Hoa nữa. Nghề giấy phát triển là do nhu cầu của thị trường xã hội song một phần cũng do sự quan tâm khuyến khích của các triều đại phong kiến. Sử sách còn ghi Sau khi Lê Lợi đánh thắng quân xâm lược nhà Minh triều đình đã lập ra Tạo Chỉ cục ở phường Quảng Đức để làm các loại giấy lệnh giấy thị. 2. Công nghệ chế tác Nghề làm giấy thật là vất vả và nặng nhọc. Để làm ra tờ giấy người thợ Yên Thái Hồ Khẩu phải có tay nghề thuần thục. Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dó tươi người ta phải đến tận miền ngược dọc triền sông Thao Vũ ẻn để mua về. Vỏ dó tươi phải ngâm nước vôi loãng hai ngày rồi cho vào vạc nấu cách thủy liền trong bốn ngày. Xưa kia làng Yên Thái thường đắp lò nấu dó ngay bên bờ sông Tô Lịch để tiện việc ngâm dặm đãi vỏ dó và thuận tiện cho việc vận chuyển. Ở đây có một giếng làng khá lớn dân vừa lấy nước để ăn lại vừa lấy nước để sản xuất. Cứ vào dịp tháng 3 âm lịch hàng năm dân làng lại vét giếng cho nước thêm sạch thêm trong. Rất tiếc giờ đây những lò nấu dó giếng nước xanh trong nay không còn nữa. Có lẽ nó cũng đã bị lãng quên với nghề làm giấy đã từng .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.