Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật bởi lẽ, để miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn điểm nhìn hợp lý. Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng(1). | Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật bởi lẽ để miêu tả trần thuật nhà văn buộc phải xác định lựa chọn điểm nhìn hợp lý. Trong văn học điểm nhìn trần thuật được hiểu là vị trí người trần thuật quan sát cảm thụ và miêu tả đánh giá đối tượng 1 . Người ta có thể nói đến điểm nhìn qua các bình diện vật lý bình diện tâm lý điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn bên ngoài giới tính lứa tuổi. qua trường nhìn của tác giả hay của nhân vật . Trong tác phẩm việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việc nhà văn cung cấp cho người đọc một cái nhìn mới về cuộc đời. Mặt khác thông qua điểm nhìn trần thuật người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn. Quan sát tiểu thuyết Việt nam đương đại chúng tôi thấy bên cạnh những tác phẩm thiết tạo điểm nhìn quen thuộc là những hình thức tổ chức điểm nhìn mới trong đó đáng chú ý là ba hiện tượng nổi bật sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật sự luân chuyển điểm nhìn người trần thuật và nhân vật gấp bội điểm nhìn. Sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật Trong văn học truyền thống chủ yếu các tác phẩm văn học được triển khai từ cái nhìn tương đối ổn định. Các nhà lý luận gọi đó là cái nhìn biết trước . Nghĩa là người kể chuyện miêu tả tái hiện đời sống chủ yếu từ ngôi thứ ba. Với cái nhìn như thế anh ta nắm trong tay mình sự phát triển của mạch chuyện cũng như số phận của nhân vật. Như vậy về cơ bản văn học truyền thống chủ yếu xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài. Thực ra cũng từng có những hiện tượng phá chuẩn chẳng hạn Nguyễn Du miêu tả nội tâm của Thúy Kiều Giật mình mình lại thương mình xót xa . Tuy nhiên phải đến văn học hiện đại ý thức tạo dựng nhiều điểm nhìn dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật một cách liên tục mới trở thành một thủ pháp nghệ thuật có tính phổ biến. Điều đó khiến cho

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.