Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phòng trừ bệnh Panamaa của chuối

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tham khảo tài liệu 'phòng trừ bệnh panamaa của chuối', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | T 1 J 1 1 T 1 1 Ấ Phòng trừ bệnh Panama cho chuối Bệnh héo rũ Panama của chuối do nấm Fusarium oxysporumf sp.cubense gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây.Đây là một loại bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chuối. Triệu chứng Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo cuống gãy và lá treo trên thân giả đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó nhăn nheo cuối cùng bị héo úa. Cây bệnh chết nhưng thân không ngã đổ các bẹ ngoài bị nứt dọc các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng cắt ngang thân thật củ chuối các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi. Nấm bệnh lưu tồn trong đất và các cây bệnh. Nấm có thể sống hoại sinh trong củ chuối và các bộ phận khác một thời gian dài lây lan chủ yếu theo cây chuối con và đất có mang mầm bệnh. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo. Bệnh thường gây hại nặng trên chuối xiêm chuối dong. Biện pháp phòng - Nên chọn đất có độ pH hoà và hơi kiềm để trồng chuối. - Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống gọt sạch rễ và đất ở gốc trước khi trồng. - Nên bón vôi vào các hố trồng có thể nhúng gốc chuối con vào dung dịch Bordeaux hay các thuốc gốc đồng như Funguran COC 85 Kocide. - Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất. - Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh. - Tưới thuốc vào đất ở các vườn chuối con bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP Viben 50BTN Fudazole 50WP. - Vườn bị bệnh nặng nên đổi trồng các giống chuối khác không mắc bệnh

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.