Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quản lí nhà vệ sinh trên cơ sở cộng đồng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nhà vệ sinh cộng đồng hoặc tập thể có tần số sử dụng cao nên thường khó quản lý, dễ mất vệ sinh và mau hư hỏng do nhiều người sử dụng, sự tự giác chung thường không cao. Do vậy, nhà vệ sinh tập thể cần phải xây dựng chắc chắc, thiết bị đơn giản, dễ sửa chữa và thay thế. Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốn kém. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phải được điều chỉnh: | Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG g ============================================================== 5.1 VẤN ĐỀ Có nhiều khu vực đông người (như trường học, chợ, sân vận động, nhà văn hóa nông thôn, ) hoặc điều kiện kinh tế nghèo nàn, đất đai khó khăn, nơi tạm cư như các khu có thiên tai (lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, ), ta khó có thể xây nhà vệ sinh cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình được mà phải xây dựng một loạt nhà vệ sinh cộng đồng hoặc nhà vệ sinh tập thể, nhà vệ sinh công cộng (communal sanitation). Nhà vệ sinh cộng đồng hoặc tập thể có tần số sử dụng cao nên thường khó quản lý, dễ mất vệ sinh và mau hư hỏng do nhiều người sử dụng, sự tự giác chung thường không cao. Do vậy, nhà vệ sinh tập thể cần phải xây dựng chắc chắc, thiết bị đơn giản, dễ sửa chữa và thay thế. Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốn kém. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phải được điều chỉnh: như vận động bỏ thói quen đi đồng, đi trên sông, trên ao, bừa bãi. Tâm lý làm nơi vệ sinh tạm bợ, qua quít cũng tồn tại khá phổ biến. Một số nơi ngại tốn kém, phiền phức. Một số nơi biết tận dụng nguồn phân và nước tiểu để làm phân bón nhưng chưa biết cách ủ hoai một cách vệ sinh khiến thỉnh thoảng dịch bệnh có cơ hội bùng phát và gây ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng nhà vệ sinh còn có ý nghĩa: • Tính văn hóa: Việc xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân nông thôn có cơ hội hưởng thêm tiện nghị cuộc sống, phần nào có tính thẩm mỹ, sạch sẽ vệ sinh, tăng cường quan hệ cộng đồng. • Giảm các khó khăn cho người dân: nhờ có nhà vệ sinh người dân bớt vất vả, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên không được thuận tiện như thiếu nguồn nước, vùng mưa lũ hoặc hạn hán. Hạn chế việc phải đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối, • Có .