Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Lạm phát và các giải pháp phòng chống lạm phát trong nền kinh tế thị trường

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Như chúng ta đã biết, lạm phát là một hiện tượng có trong tất cả các nền kinh tế . Không một nền kinh tế nào tồn tại mà không xảy ra lạm phát . Lạm phát cao sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như đối với các ngành , lĩnh vực nói riêng. Tuy nhiên, lạm phát không hoàn toàn xấu, thực tế đã chứng minh có các nền kinh tế giữ được lạm phát ở mức vừa phải lại thúc đẩy nền kinh tế đó phát triển hơn. Chính vì thế,. | Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng siêu lạm phát này, trong đó nguyên nhân từ tiền tệ và tín dụng là nguyên nhân quan trọng mang tính quyết định. Tác nhân quan trọng gây ra lạm phát chính là việc tăng cung ứng tiền tệ. Khi cung ứng tiền tệ tăng do Ngân hàng trung ương phát hành thêm tiền làm cho tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng trong khi hàng hoá và dịch vụ không có sự tăng lên tương thích. Điều đó làm cho tổng cung tiền lớn hơn so với tổng cầu tiền dẫn đén giá cả tăng gây ra hiên tượng lạm phát. Ở Việt Nam thời kỳ này , chính do việc đổi tiền và phát hành thêm tiền tệ quá nhiều đã làm cho mức cung ứng tiền tệ tăng vọt, tín dụng tăng trưởng nóng đảy giá cả lên cao, gây ra lạm phát cao lên tới ba con số.Trong giai đoạn này Việt Nam đã phát hành thêm tiền vào lưu thông với một số lượng lớn : Năm 1986 phát hành thêm 55,4 tỷ đồng, đến năm 1988 phát hành thêm tiếp 83,3 tỷ đồng. Chính sự phát hành quá nhiêù tiền này đã góp phần đẩy lạm phát leo thang trong thời kỳ này. Không những thế sự tăng trưởng rất nóng cuả tín dụng Viêt Nam trong thời kỳ này cũng là nguyên nhân rất quan trọng đẩy lạm phát lên cao. Năm 1986 tín dụng cho vay nền kinh tế tăng 1897,4 % so với năm 1976, tăng 1362,5% so với năm 1980 và tăng 325,7% so với năm1985. Sở dĩ tín dụng tăng nhanh trong thời kỳ này là do cho đến năm 1988 Việt Nam vẫn chưa thể kiểm soát được lượng tiền cung ứng ở mức độ mong muốn do hệ thống ngân hàng lúc này la hệ thống ngân hàng một cấp. Cho nên việc phát hành tiền không mang tính hợp lý mà căn cứ rheo yêu cầu chi tiêu trong nước ( bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước )và ở các địa phương ( cấp vốn cho các dự án theo yêu cầu của địa phương ). Ngoài ra , lạm phát thời kỳ này còn do môt số nguyên nhân khác nữa góp phần đẩy lạm phát lên cao.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.