Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài chòi

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong tâm tưởng phần đông người Việt xưa cũng như nay, Tết là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển giao giữa cũ và mới, là thời điểm đoàn tụ gia đình đồng thời là dịp tạm ngừng mọi hoạt động trong vài ngày để nghỉ ngơi và giải trí. Đây là một nếp nghĩ, nếp sống truyền thống của dân tộc từ xa xưa, vì thế nên từ thành thị đến thôn quê ai ai cũng rộn ràng náo nức chuẩn bị chào đón Tết với tất cả sự trang trọng. . | Bài chòi Trong tâm tưởng phần đông người Việt xưa cũng như nay Tết là mốc thời gian đánh dấu sự chuyển giao giữa cũ và mới là thời điểm đoàn tụ gia đình đồng thời là dịp tạm ngừng mọi hoạt động trong vài ngày để nghỉ ngơi và giải trí. Đây là một nếp nghĩ nếp sống truyền thống của dân tộc từ xa xưa vì thế nên từ thành thị đến thôn quê ai ai cũng rộn ràng náo nức chuẩn bị chào đón Tết với tất cả sự trang trọng. Trong những ngày thiêng liêng đầu năm mới mọi người tạm gác qua một bên mọi vất vả lo âu các toan tính thường nhật để đi thăm viếng nhau dùng những lời tốt đẹp để chúc tụng cùng nhau uống rượu ăn bánh mứt đánh cờ đờn ca xướng hát. Điều thú vị nhứt và có ý nghĩa hơn hết của dịp Tết cổ truyền chính là những lễ hội truyền thống và đặc biệt là những trò chơi dân gian vô cùng phong phú diễn ra trong những ngày này mà mỗi địa phương đều có những nét độc đáo và đặc sắc riêng. Như thế mới thấy cái Tết của chúng ta đẹp đẽ và êm ái biết chừng nào. Đáng tiếc là càng ngày việc đón Tết càng bị giản lược quá nhiều nên mất đi phần trang trọng đây là một thiệt thòi không nhỏ cho lớp trẻ ngày nay . Từ hô bài chòi Một trong những trò chơi giải trí dân gian trong dịp lễ Tết được người dân ở vùng Quảng Nam - Đà Nằng - Phan Thiết ưa chuộng chính là chơi bài chòi tương tợ cách chơi lô tô trong Nam. Bài của trò chơi này gồm 30 lá - dài bảy phân rưỡi và hai phân rưỡi bề ngang -trên có vẽ hình ảnh. Chòi được lợp bằng lá có tất cả 10 cái dành cho những người tham dự cuộc chơi mỗi người ngồi trong một chòi. Trước khi bắt đầu người tham dự đóng một khoản tiền tuỳ theo qui định và bài được chia cho mỗi người ba lá. Riêng người hô bài chòi - gọi là anh hiệu - giữ nguyên một bộ bài. Để mở đầu anh hiệu thường rao trước vài câu thơ chẳng hạn như Gió Xuân phảng phất ngọn tre Hai bên cô bác lắng nghe bài chòi Khi mọi người đã yên vị anh bắt đầu rút từng lá bài và hô to bằng những câu thơ lục bát. Thí dụ như khi rút ra lá bài nhứt trò có hình một người học trò thì anh cất tiếng ngâm nga Đi đâu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.