Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu, giảng dạy tâm lý học lãnh đạo, quản lý trong công tác đào tạo cán bộ giai đoạn hiện nay của nước ta cần được tổ chức một cách cập nhật, thiết thực và có tính ứng dụng cao hơn. | Khung chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý còn dàn trải, mang nặng phong cách đào tạo lý thuyết cơ bản “kiểu kinh viện” hơn là ứng dụng và đào tạo kỹ năng. Quan tâm đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý thành các “chính khách - chính trị gia”, nên trong hoạt động, cán bộ lãnh đạo, quản lý thường có thiên hướng làm “thầy” - “thầy phán” hơn là nhà “thiết kế “ - theo hướng “thợ chuyên nghiệp”. Có ý tưởng đào tạo năng lực, kỹ năng lãnh đạo, song thường “lồng ghép” thông qua các chuyên ngành khoa học lý luận khác và thường mang tính “lên lớp” quán triệt lý thuyết hơn là đào tạo thực hành và phương pháp xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý. Trong đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn coi trọng trang bị thế giới quan, phương pháp luận nhằm nâng cao giáo dục phẩm hạnh (đạo đức) và năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn là đào tạo “nghiệp vụ - nghề lãnh đạo”, tầm nhìn - tư duy chiến lược/nhà tổ chức. Phương pháp đào tạo còn mang nặng phương pháp “định tính” “chiết trung” hơn là “định lượng”, xây dựng các tiêu thức. Khoa học lãnh đạo chưa trở thành một chuyên ngành với tính cách là một khoa học độc lập, dẫn đến hạn chế đầu tư chiều sâu. Song, hướng đến đào tạo “nghề lãnh đạo” với tính cách liên ngành thì cần phải xây dựng những chuyên ngành sâu.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.