Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khí tượng học synốp phần 4

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trên hình 2.8 là sơ đồ mặt cắt thẳng đứng qua hệ thống mây của front lạnh với độ rộng từ 24°N nơi không khí lạnh xâm nhập vào Bắc Việt Nam, tới khoảng 13°N, ở Nam Trung Bộ. Các đường tầng kết nhiệt cắt qua màn mây cho thấy nghịch nhiệt trong front lạnh mỏng dần khi đi về phía nam và tan đi khi tới 15oN. Các đường phân bố nhiệt cho thấy từ khoảng 21oN đến 13oN có sự tăng của nhiệt độ mặt biển. | 16 Trên hình 2.8 là sơ đồ mặt cắt thẳng đứng qua hệ thống mây của front lạnh với độ rộng từ 24 N nơi không khí lạnh xâm nhập vào Bắc Việt Nam tới khoảng 13 N ở Nam Trung Bộ. Các đường tầng kết nhiệt cắt qua màn mây cho thấy nghịch nhiệt trong front lạnh mỏng dần khi đi về phía nam và tan đi khi tới 15oN. Các đường phân bố nhiệt cho thấy từ khoảng 21oN đến 13oN có sự tăng của nhiệt độ mặt biển To từ 10oC tới 25oC về nhiệt độ không khí và điểm sương Td tăng từ 3oC đến 20oC. Tới khoảng 15oN rất khó xác định đường front do không khí cực đới đã biến tính rất mạnh sau khi đi một quãng đường dài trên Biển Đông Trung Quốc và Biển Đông Việt Nam. Mây tằng tích Sc phía dưới lớp nghịch nhiệt front dưới mực 850mb hình thành do không khí lạnh biến tính tăng ẩm và nhiệt độ trong quá trình trao đổi rối giữa mặt biển với không khí trên nó có thể cho mưa nhỏ mưa phùn. Từ 14oN về phía nam tới phần Nam Biển Đông mây tích như biểu diễn ở phần trên bên phải hình 2.8 phát triển do nhiệt độ mực biển lớn và tác động xa của không khí lạnh Cheng 1985 . Hình 2.9. Mặt cắt thẳng đứng đông - tây trên Biển Đông trong thời kỳ gió mùa đông bắc. Gió đông bắc bốc lên cao trên sườn đông Trường Sơn tạo mây St và Sc dưới mực 800mb và gió tây bốc lên cao phía trên gió đông bắc mặt đất tạo màn mây As Khi di chuyển đến Bắc Trung Bộ dưới tác độ ng của dãy Trường Sơn một phần khối khí cực đới biến tính phần dưới di chuyển về phía đông nam dưới dạng gió hướng tây bắc một phần bị đẩy lên cao và bị cuốn theo gió tây trên cao. Trong khi đó ở mặt đất dòng khí thổ i dọc sườn đông Trường Sơn về phía đông nam. Chính vì vậy ở những t ỉnh Miền Bắc Trung Bộ từ Đồng Hới tới Huế gió thịnh hành mặt đất không phải đông bắc mà là tây bắc. Đặc điểm của hệ thống thời tiết khi đó tùy thuộc vào độ dầy của lớp không khí lạnh dưới thấp Nếu lớp khí lạnh trong gió mùa đông bắc đủ dầy thì trên sườn đông Trường Sơn đón gió dòng khí thăng cưỡng bức do địa hình tạo hệ thống mây kéo dài từ đỉnh núi ra tới Biển Đông cho mưa Hình 2.10 . .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.