Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
VỀ NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Theo Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn, thì chính anh hùng Núp kể sự tích nhà Rông như sau : Sau nạn hạn hán làm cháy hết cả làng, người con lớn của Bok Sơgơ (ông Trống) đưa dân làng đi tìm được rừng mới, nhưng mọi người lại bị lạc nhau. Người con lớn liền đánh trống chiêng gọi lũ làng về. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, ăn hút nhảy múa vui chơi suốt ngày đêm cho đến lúc người con lớn của Ông. | VỀ NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN Theo Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn thì chính anh hùng Núp kể sự tích nhà Rông như sau Sau nạn hạn hán làm cháy hết cả làng người con lớn của Bok Sơgơ ông Trống đưa dân làng đi tìm được rừng mới nhưng mọi người lại bị lạc nhau. Người con lớn liền đánh trống chiêng gọi lũ làng về. Gặp nhau mọi người mừng rỡ ăn hút nhảy múa vui chơi suốt ngày đêm cho đến lúc người con lớn của Ông Trống họp lũ làng lại hỏi. - Bấy lâu ta bị lạc nhau nay ta phải ở lại gần nhau. Ta phải làm nhà chung để ở chung chơi chung. Như thế có được không - Được nhưng lũ làng ta đông lắm ở một nhà chung có hết không - Muốn ở hết ta phải cất nhà thật lớn thật cao mới đủ. Thế là lũ làng lại ra đi vào rừng. Lấy cây rừng mất một năm làm nhà đã một năm nóc nhà mới đã cao gần tới dưới chân nhà ông Trời. Lũ làng gọi đó là nhà Rông. Nhưng một hôm trời bỗng nổi mưa to gió lớn ào ào mấy ngày đêm liền làm sườn nhà Rông kêu răng rắc. Xảy ra một việc lạ lũ làng cùng nhà bỗng không hiểu tiếng nói của nhau buộc phải chia tay mỗi người một ngả ai ở đâu lại về đó. Người Bana ở lại với người con lớn của Ông Trống tại nhà Rông. Tốp cuối cùng đi về phía đồng bằng là người Kinh. Trong câu chuyện kể này có hai điều thật đáng chú ý nếu trong các huyền thoại thường thấy có nạn đại hồng thủy thì ở đây lại là trận hạn hán thiêu cháy tất cả trước khi những người còn sống sót làm lại cuộc sống của loài người. Và ta lại gặp ở đây xa xôi đến thế chuyện xây dựng ngọn tháp Babel với tham vọng muốn lên đến tận Trời của con người và Trời đã trừng phạt sự kiêu ngạo đó bằng cách làm cho mọi người bỗng nói các thứ tiếng khác nhau khiến người ta không thể hiểu nhau nữa. Tạ Đức cho rằng mô-típ tháp ở đây là nhà Rông chính là một biến thể của biểu tượng cây vũ trụ trong huyền thoại khởi nguyên của nhiều tộc người. Còn về ý nghĩa của từ Rông Cũng theo Tạ Đức Từ điển Bana -Pháp của Guilleminet cho biết rông hơrông jong wal đều có nghĩa là nhà công cộng ở .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.