Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH BỜ SÔNG HƯƠNG THEO LÝ THUYẾT ỔN ĐỊNH MÁI DỐC "

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Với diện tích lưu vực 2830 km2, chảy ngang qua một đô thị cổ có nhiều di tích lịch sử - văn hoá, sông Hương đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống, tâm tư và tình cảm của người dân. Dòng sông này đã góp phần tạo nên môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho Huế. Vì thế, đảm bảo độ ổn định của bờ sông Hương hiện nay là nhiệm vụ vô cùng cấp bách và mang tính thời sự. . | ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH BỜ SÔNG HƯƠNG THEO LÝ THUYẾT ỔN ĐỊNH MÁI DỐC Trần Hữu Tuyên Đỗ Quang Thiên Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với diện tích lưu vực 2830 km2 chảy ngang qua một đô thị cổ có nhiều di tích lịch sử - văn hoá sông Hương đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm tư và tình cảm của người dân. Dòng sông này đã góp phần tạo nên môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho Huế. Vì thế đảm bảo độ ổn định của bờ sông Hương hiện nay là nhiệm vụ vô cùng cấp bách và mang tính thời sự. Như đã biết vào những mùa mưa lũ hàng năm gần đây nhất là vào mùa mưa lũ cuối năm 1998 1999 và 2000 trên đoạn sông thuộc hạ lưu sông Hương quá trình sạt lở bờ đã xảy ra rất mạnh mẽ. Nguyên nhân gây sạt lở bờ rất đa dạng 39 nhưng nhìn chung có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự mất ổn định bờ sông Hương như sau - Sạt lở bờ về những mùa lũ do xâm thực ngang của dòng chảy. Qui mô và cường độ của hiện tượng này phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn - thuỷ lực lưu lượng bùn cát cũng như hình thái lòng dẫn và cấu trúc địa chất của bờ . - Trượt trọng lực xảy ra khi hình dạng của lòng sông thay đổi do xâm thực sâu của dòng chảy do khai thác cát hoặc xây dựng các công trình ven bờ . Quá trình trượt trọng lực chủ yếu phụ thuộc vào trắc diện ngang của bờ tính chất địa chất công trình của các loại đất đá cấu tạo nên bờ và tác động thuỷ động lực của nước ngầm. Thật ra không có ranh giới phân định rõ ràng về sự mất ổn định bờ sông do xâm thực ngang của dòng chảy và trượt trọng lực xâm thực sâu của dòng chảy . Điều khác biệt dễ nhận thấy là cách thức biểu hiện của chúng.Trong khi hiện tượng sạt lở bờ thường xảy ra khi lũ lớn trên các đoạn sông uốn khúc quanh co thì trượt trọng lực có thể xảy ra vào thời điểm bất kỳ với cường độ mạnh hơn nhiều và mang tính chất của tai biến địa chất. Hiện tượng trượt lỡ đường ở gần Ngã Ba Tuần trên quốc lộ 49 vào mùa lũ năm 1998 là ví dụ khá điển hình. Trên cơ sở lý thuyết ổn định mái dốc và số liệu của Dự án Nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.