Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hải dương học Biển Đông ( Lê Đức Tố ) - Chương 4

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam 4.1. Tài nguyên khoáng sản 4.1.1. Khái quát Vùng biển được đặc trưng bởi cấu trúc địa chất phức tạp và sự đa dạng các kiến trúc kiến tạo. Đặc trưng này đã khống chế quy luật sinh thành và tích luỹ các dạng tài nguyên khoáng sản, trước tiên là dầu khí. Với kết quả tài nguyên khoáng sản theo từng khu vực tự nhiên của Biển Đông là: trũng nước sâu, các khối quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thềm lục địa. Vùng trũng nước sâu (có. | CHƯƠNG 4 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM 4.1. TÀI NGUyÊN KHOÁNG SẢN 4.1.1. Khái quát Vùng biển được đặc trưng bởi cấu trúc địa chất phức tạp và sự đa dạng các kiến trúc kiến tạo. Đặc trưng này đã khống chế quy luật sinh thành và tích luỹ các dạng tài nguyên khoáng sản trước tiên là dầu khí. Với kết quả tài nguyên khoáng sản theo từng khu vực tự nhiên của Biển Đông là trũng nước sâu các khối quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thềm lục địa. Vùng trũng nước sâu có độ sâu từ 3.000 - 4.300m nước nằm giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn ít được nghiên cứu. Dựa vào cấu trúc lớp phủ Kainozoi và bề dày trầm tích có thể dự đoán một khu vực có tiềm năng hyđrocarbon phân bố ở phần tây nam của vùng trũng hình 26 27 . Các dạng tài nguyên khác chưa phát hiện được. Theo tiền đề kiến trúc có thể dự đoán về các biểu hiện của quặng mangan dạng kết hạch ở đáy trũng. Tiềm năng khoáng sản của các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa bước đầu được đánh giá. Các tài liệu hiện có cho thấy khả năng tích luỹ dầu khí đáng kể trong các bồn trũng Đệ tam của quần đảo Hoàng Sa. Trữ lượng tiềm năng có thể đạt đến hàng tỉ thùng Barels dầu mỏ 1 tấn 6 304 barels . Từ giữa thập kỉ 50 của thế kỉ này đã phát hiện phosphorit-guano phân chim làm nguyên liệu phân bón trên các đảo Hoàng Sa Saurin 1955 . Kết quả khảo sát của Công ty Kỹ nghệ Phân bón Việt Nam 1973 cho thấy có sự phân bố khá rộng rãi tài nguyên này trên nhiều đảo với trữ lượng tập trung đáng kể ở các đảo Hữu Nhật Quang Ảnh Hoàng Sa Quang Hoà Tây Quang Hoà Đông Phú Lâm Linh Côn. Dự tính tổng trữ lượng đạt được 6 6 triệu tấn trong đó trên đảo Hữu Nhật có 1 4 triệu tấn Đảo Quang Ảnh 1 2 triệu tấn và đảo Hoàng Sa 1 triệu tấn. Một phần lớn trữ lượng kể trên đã bị khai thác từ khi Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo này 1974 . 138 Trên quần đảo Trường Sa cũng đã bị phát hiện thấy dấu hiệu của dầu khí và phosphorit-guano. Căn cứ vào cấu trúc và bề dày trầm tích của lớp phủ Kainozoi ở đấy có thể dự đoán được một số kiến trúc có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.