Cảm hứng đất nước là một trong những cảm hứng sâu đậm của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945. Qua các tác phẩm đã học trong sách Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, cảm hứng yêu nước là mạch nguồn xuyên suốt, bồi đắp qua biết bao thế hệ ngày càng trở nên sâu sắc, mãnh liệt hơn. Trải qua mỗi giai đoạn khác nhau cảm hứng này cũng có những biểu hiện riêng, phù hợp nhưng đều tựu trung lại ở một số nét cơ bản như cảm hứng ngợi ca đất nước, thể hiện tình yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì đất nước... Văn học Việt Nam sau 1945 đánh dấu thời kì lịch sử vĩ đại với thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, lập nên một nước Việt Nam độc lập và hoàn toàn thống nhất, sau đó là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cùng với thời kì lịch sử nhiều biến động này, cảm hứng yêu nước càng được thể hiện mãnh liệt hơn, để lại trên mảnh đất văn học những dấu ấn rực rỡ, không thể nào quên.

Thế nào là cảm hứng yêu nước? Nói đến cảm hứng là nói đến trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận. Pus-kin đã nói đến cảm xúc một cách chính xác và đơn giản: “Cảm hứng là trạng thái tâm hồn thích hợp cho sự tiếp nhận một cách sinh động những ấn tượng, do đó, cho sự lĩnh hội một cách nhanh chóng những ý niệm tức là những cái tạo điều kiện cho việc giải thích những ấn tượng nói trên”. Cảm hứng yêu nước là cảm hứng được khơi dậy từ quê hương đất nước, từ tình cảm yêu thương chân thành dành cho quê hương đất nước. Ớ mỗi thời kì khác nhau, cảm hứng này lại có sự biểu hiện khác nhau. Thời chiến, yêu nước là sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, yêu nước là công hiến sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng đất nước dân chủ, văn minh, giàu đẹp. Yêu nước là thứ tình cảm lớn lao nhưng lại được biểu hiện từ những điều rất nhỏ. Cảm hứng yêu nước bên cạnh sự khơi nguồn từ lịch sử vĩ đại của dân tộc cũng có những điều thật bình dị.

“Dân ta có một lòng nồng nàn yẽu nước”. Truyền thống ấy có nguyên nhân sâu xa từ hoàn cảnh lịch sử của dân tộc. Do vị trí địa lí đặc biệt, nước ta đã phải tiến hành cuộc kháng chiến trường kì, từ thời kì dựng nước và giữ nước. Những phẩm chất cao đẹp cũng được hình thành và trở thành bản lĩnh của cao người Việt Nam trong đó có truyền thống yêu nước. Nó có từ thời: “Từ thời Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên

mỗi bên hùng cứ một phương"

đến thời:           “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn”... trải qua biết bao cuộc chiến đấu gian khổ, mỗi lúc đất nước “hữu sự”, lòng yêu nước lại thể hiện sục sôi hơn bao giờ hết. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước trải qua nhiều biến động to lớn. Thực dân Pháp vẫn nhăm nhe cướp lại nước ta một lần nữa, bọn Việt gian, phản động ngày đêm tìm cách phá quấy cách mạng. Tiếp sau đó là sự nhảy vào can thiệp của đế quốc Mĩ. Nhân dân ta một ách hai tròng, cuộc sống vô cùng khổ cực. Hơn bao giờ hết, tình yêu nước trỗi dậy mãnh liệt trong mỗi con người Việt Nam, tất cả vì chiến thắng giặc ngoại xâm. Văn học thời kì này không chỉ phản ánh thực tế lịch sử, thể hiện tình cảm của nhân dân mà còn là sự động viên tinh thần rất lớn kêu gọi vượt qua khó khăn, tiến đến thắng lợi cuối cùng. Cảm hứng yêu nước khơi nguồn từ hoàn cảnh lịch sử xã hội, từ tâm hồn của chính mỗi người dân Việt Nam, mỗi người nghệ sĩ đồng thời là người chiến sĩ càng trở nên mạnh mẽ và sâu đậm hơn.

“Văn học Việt Nam thể hiện bản lĩnh của dân tộc kết tinh ở chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo. Lịch sử văn học nước ta trước hết là sự vận động qua các thời đại của các nội dung trên” (Đinh Gia Khánh). Trong giai đoạn văn học sau 1945, cảm hứng yêu nước được nôi tiếp truyền thống từ bao đời nay trở thành một nguồn cảm hứng sâu đậm. Biểu hiện đầu tiên có thể thấy đó là cảm hứng đất nước được khơi gợi từ hình ảnh đất nước đẹp tươi, trù phú, giàu có về truyền thống văn hoá. Từ thời xa xưa, thời của ca dao, thần thoại, yêu nước đã là gắn bó với phong tục tập quán, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước:

“Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”.

Là:                             “Gió dưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ sương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Ta lại tiếp tục gặp lại hình ảnh ấy trong sáng tác của người nghệ sĩ giai đoạn sau này, bắt gặp cặp mắt nhìn mê say, hân hoan trước sự đổi thay của đất nước:

"Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi, rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng dây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sống đỏ nặng phù sa”.

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Thiên nhiên cựa quậy, tràn trề sức sống, mang trong mình tâm trạng, niềm vui chiến thắng của con người, vẻ “thay áo mới”, cái trong biếc, thiết tha nói cười của chiều thu là “lấy” từ con người hay chính bản thân nó cũng mừng vui trước cảnh đất nước ngày giành chiến thắng. Và đất nước của tự do toàn là một màu xanh của hi vọng, màu của sự trù phú, đẹp tươi.

Đó cũng là bức tranh vùng. Kinh Bắc trước ngày giặc tàn phá:

“Bên kia sống Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sủng bừng trên giấy điệp”

(Bên kia sống Đuông - Hoàng cầm)

Hương lúa nếp thơm nồng không chỉ là hương thơm của cuộc sống mà còn là hương vị của hoà bình, của ấm no. Đất nước đậm đà nét tươi sáng, đậm đà hương vị truyền thống của tranh Đông Hồ, của màu giấy điệp...

Và là “Đất nưởc của nhân dân”, đi đến nơi đâu cũng thấy mang “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nếu như Nguyễn Đình Thi khai thác hình ảnh đất nước trong một thời điểm cụ thể thì Nguyễn Khoa Điềm lại tạo nên đất nước ở chiều dài của vị trí địa lí, chiều dài và chiều sâu của truyền thống văn hoá, từ những điều giản dị và gần gũi nhất. Đất nước đẹp và đi vào lòng người như một phần máu thịt cũng chính là vì lẽ đó.

“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khỉ dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

(...) Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hoá núi sống ta”

Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú trở thành suốì nguồn sáng tạo cho người nghệ sĩ. Tình cảm ngợi ca, yêu thương quê hương đất nước đã khiến cho hình ảnh đất nước hiện lên chân thực, gấn bó với mỗi người dân. Nhưng lịch sử của dân tộc Việt Nam còn là lịch sử chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh một đất nước đẹp tươi còn là một đất nước chìm trong đau thương chiến tranh, một đất nước với bao gian lao, vất vả, hi sinh, mất mát. Ngày Cao - Lạng hoàn toàn giải phóng, trở về làng nhớ lại những ngày đã qua mới thấy thật nhiều gian khổ:

“Mấy năm qua quên Tết tháng Giêng, quên rằm tháng Bảy

Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi

Nhớ một hôm mù mịt mưa rai

Cơn gió bão trên rừng cây đổ

Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa

Đường đi lại vắt bám đầy chân”

(Dọn về làng - Nông Quốc Chấn)

Ngày giặc Tây đến lùng, từng cái lán đốt đi trơ trụi. Thương thay cảnh mẹ “địu em”, “vẫy gọi con sau lưng”, “bà loà không biết lôi bước đi”. Còn cha thì bị chúng bắt lại, ngã xuống rồi chỉ có tấm khăn mẹ tháo ra để phủ mặt chồng, tấm áo con cởi liệm cho bớ. Đất nước gian lao, số phận con người cũng đầy bất hạnh.

Chiến tranh đâu chỉ tàn phá về vật chất. Nó cướp đi của con người tuổi trẻ, hạnh phúc và cả mạng sống của chính mình. Chết để công hiến cho đất nước. Sự hi sinh tuy đau khổ nhưng đầy vĩ đại. Người lính Tây Tiến, những chàng trai hà thành dũng cảm nhưng cũng không kém phần hào hoa, tinh nghịch. Họ tìm thấy hạnh phúc của mình trong cuộc chiến đấu, dù là có hi sinh, dù là mất mát: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất sống

Mã gầm lên khúc độc hành”

(Tây Tiến - Quang Dũng)

Còn đâu vẻ tươi đẹp, trù phú của đất nước:

“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt, hung tàn

Ruộng ta khô, nhà ta cháy

Mẹ con đàn lợn âm dương chia lìa đôi ngả

Đâm cưới chuột dang tưng bừng rộn rã

Giờ tan tác về dâu...”

(Bên kia sống Đuống - Hoàng cầm)

Những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sống đỏ nặng phù sa giờ đây thay thế bằng gam màu của đau thương, chết chóc:

“Ổi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều”

Đất nước trong gian lao, đau thương càng thể hiện được bản lĩnh của mình. Trước khó khăn, gian khổ, con người Việt Nam càng có thêm nghị lực để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Cảm hứng đất nước sâu đậm được khơi nguồn từ trong đau thương nhưng không hề bi luỵ mà đầy tinh thần lạc quan và niềm tin vào chiến thắng:

“Từ những năm đau thương chiến đấu

Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa, bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn".

Có lẽ cũng chính vì lẽ đó mà chiến thắng đến với dân tộc Việt Nam như một tất yếu. Lòng yêu nước còn được thể hiện trong sự ngợi ca đất nước trong vinh quang và chiến thắng. Cảm hứng yêu nước bắt đầu từ đó đầy hào sảng. Cũng giống như khi xưa, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo” - áng thiên cổ hùng văn của muôn đời ngợi ca chiến thắng, văn học Việt Nam sau 1945 cũng là những khúc hát say sưa về chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Nguyễn Đình Thi đứng ở tầm vóc của một người vừa giành độc lập mà nhìn bao quát núi sống quê hương, đất nước, đây đâu cũng thấy cảnh thanh bình, trù phú, tươi đẹp. Hoàng cầm mơ về sống Đuống ngày chiến thắng:

“Bao giờ về bên kia sống Đuống

Anh lại tìm gặp em

Em mặc yếm thắm

Em thắt lụa hồng

Em đi trảy hội non sống

Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh”.

Cuộc hội ngộ đâu chỉ giản đơn là cuộc hẹn hò lứa đôi. Cao hơn thế, đó là cuộc hội ngộ của cả non sống ngày độc lập.

“Đất nước” trong thơ Nguyễn Đình Thi sau biết bao đau thương, có một ngày vùng lên như Thánh Gióng thuở xưa:

“Nước Việt Nam từ trong máu lửa

Rủ bùn đứng dậy sáng loà”

Có thể nói, đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật. Cảm hứng đất nước không chỉ mang lại cho chúng ta nhũng thước phim chân thực về hình ảnh đất nước mà còn giúp ta cảm nhận được tình yêu nước chân thành, sâu sắc của mỗi người dân Việt Nam với đất nước của mình. Dù là đất nước trong đau thương, đất nước gian lao vất vả, đất nước tươi đẹp, trù phú hay đất nước trong ngày chiến thắng chói loà thì cũng đều được khơi nguồn từ cảm hứng về đất nước, thể hiện đất nước trong những dáng hình, cung bậc khác nhau. Có điều này bởi trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam, “Đất Nước là máu xương của mình / Phải biết gắn bó và san sẻ / Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở / Làm nên Đất Nước muôn đời...”

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Cảm hứng yêu nước vì thế cũng mang tính truyền thống trong các sáng tác văn học. Được bồi dưỡng qua thời gian, cùng với những thử thách của hoàn cảnh lịch sử, cảm hứng yêu nước ngày càng trở nên sâu sắc và đến một giai đoạn lịch sử với những biến động vĩ đại như. thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nó thực sự trở thành cảm hứng sâu đậm, xuyên suốt và chi phôi đến phần lớn các sáng tác văn học. Túy nhiên, do những đòi hỏi khác nhau của thời đại, cảm hứng đó vừa ổn định lạ vừa vận động. Thời trung đại, yêu nước gắn với tư tưởng trung quân, cảm hứng yêu nước chủ yếu chịu ảnh hưởng của quan niệm thời đại nên chú trọng nhiều đến việc ngợi ca công lao của vua chúa:

“Nhờ ơn thánh đế ân soi sáng

Một trận mưa nhuần rửa núi sông”

Thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, tất cả mọi mục tiêu đều hướng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Yêu nước là ngợi ca cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, ngợi ca những người đã và đang hi sinh cho Tổ quốc, tố' cáo tội ác của giặc đồng thời thể hiện khát vọng về một đất nước hoà bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trong thời kì hoà bình, không chỉ quan tâm đến những vấn đề mang tính quốc gia, văn học đã mở rộng cảm hứng sáng tạo của mình vào trong những mảng đề tài bình dị của cuộc'Sống hàng ngày, khắc hoạ những số phận con người bât hạnh qua đó gửi gắm những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Sau năm 1975, cùng với sự phát triển của đất nước, bộ mặt văn học cũng có nhiều biến đổi. Cảm hứng đất nưởc hướng vào cuộc sống bộn bề của con người. Đó là một gia đình thuyền chài sống trên biển và những khó khăn, những tâm sự không phải giản đơn của cuộc sống (“Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu). Gắn bó với đât nước là gắn bó với những điều bình dị nhất, quan tâm đến những sô' phận bất hạnh để khát khao hướng tđi xã hội tô't‘đẹp hơn, đó cũng chính là một biểu hiện của lòng yêu nước. Cảm hứng đất nước còn thể hiện trong khát khao gìn giữ nét văn hoả truyền thống của dân tộc, nét thanh lịch rất riêng không thể trộn lẫn của người Hà Nội. Để những “bụi vàng” hiếm hoi được bay lên, toả ánh sáng của mình làm đẹp cho đời (Một người Hà Nội - Nguyễn Khải).

Thêm một lần nữa có thế’ khẳng định, cảm hứng đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong dòng chảy của lịch sử văn học Việt Nam. Sự khơi nguồn từ cảm hứng này đã giúp cho nên vãn học nước ta nói chung, văn học giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nói riêng mang tính đại chúng và phổ quát, có khả năng đại diện cho cả một dân tộc, cả một thế hệ; có khả năng ghi lại một cách chân thực thời kì lịch sử hào hùng và đầy biến động của dân tộc. Cảm hứng đất nước góp phần hoàn thiện thêm bức tranh về một đất nước Việt Nam trên mọi phương diện: thiên nhiên, con người, văn hoá, phong tục, tập quán... Một đất nước Việt Nam tươi đẹp, một đất nước Việt Nam anh hùng...

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.