Thế nào là một con người có văn hóa?

Con người là động lực phát triển xã hội. Thời đại nào cũng vậy. Bước sang thế kỉ XXI, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm và trọng tâm của dân tộc ta. Sự nghiệp vĩ đại đó luôn luôn gắn liền với công cuộc xây dựng nền vãn hóa Việt Nam, xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại. Con người Việt Nam hiện đại phải là con người có vãn hóa.

Vậy, thế nào là con người có văn hóa?

Thiết nghĩ, con người có văn hóa trong xã hội ta hiện nay cần hội tụ đủ những tiêu chí sau đây: 1, phải có học vấn; 2, phải có tâm hồn đẹp; 3, có kiến thức và kĩ năng khoa học hiện đại; 4, có phong cách sông, lối úng xử văn minh. Tóm lại, người có văn hóa là con người Việt Nam mới, con người tiên tiến của cộng đồng dân tộc, được mọi người quý mến, tôn trọng. Có thể, con người có văn hóa còn có nhiều tiêu chí khác nữa, nhưng trong bài này, tôi chỉ bàn luận về bốn tiêu chí trên đây.

1. Con người có văn hóa, trước hết là con người có học vấn. Không phải là con người sống dưới đáy xã hội “vừa dốt vừa ngu, mần hùng hục như tru, ăn toàn nu, suốt đời đội khu thiên hạ” (Tục ngữ), (Mần: lao động chân tay; tru: con trâu; nu: củ nâu; khu: cái mông, cái đít - phương ngữ Nghệ Tĩnh nói. lên nỗi khổ, nỗi nhục của người dân đen ngày xưa). Người có văn hóa ngày nay cũng không phải là tầng lớp nho sĩ đứng đầu trong 4 giai tầng của xã hội phong kiến: sĩ, nông, công, thương. Lớp nho sĩ biết Hán tự (tam thiên tự, ngũ thiên tự); lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm sách gối đầu giường, lấy tam cương, ngủ thường để sống và ứng xử. Người có vãn hóa trong xã hội ta ngày nay, thời kì đổi mới và phát triển, phải là người có học vấn; về văn hóa có trình độ chuyên môn... Và để hội nhập, người có văn hóa phải biết, nên biết từ một đến hai ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, mới có thể giao lưu, mới có thể hòa nhập nền kinh tế thị trường: như làm phiên dịch, làm hướng dẫn viên du lịch, đi xuất khẩu lao động, v.v... chứ không phải để nói vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu cho oai! Người có văn hóa còn phải có hiểu biết cuộc sống, có vốn sống thực tế, không thoát li đời sống của cộng đồng dân tộc.

Trái lại vẫn có những trường hợp người có bằng cấp cao, học vị cao, địa vị cao lại là kẻ không có văn hóa, bị đồng loại coi khinh, gọi là “mụ nọ”, “thằng kia”. Trong khi đó, nhiều người chỉ là phó thường dân nhưng lại là người có văn hóa, được bà con, anh em quý trọng, kính mến. Vì sao lại như vậy? Hãy đến các phiên tòa hình sự xử bọn cán bộ tham nhũng thì sẽ biết!

2. Con người có văn hóa là con người có tâm hồn đẹp. Là những con người giàu lòng yêu nước thương dân, suốt đời hi sinh chiến đấu vì độc lập, tự do, hòa bình và sự phồn vinh, hùng mạnh của Tổ quốc. Họ rất giàu tình nhân ái: Thương người như thể thương thân, đùm bọc, sẻ chia với đồng bào trong loận lạc, họan nạn; Lá lành đùm lá rách.

Khi Tổ quốc bị xâm lãng, họ sẵn sàng xả thân vì dân, vì nước. Trong hòa bình, họ đem hết tài năng góp phần phát triển nền kinh tế, văn hóa của đất nước quê hương. Họ được cộng đồng cảm phục và tôn vinh.

3. Con người có văn hóa là con người có kiến thức và kĩ năng khoa học kĩ thuật hiện đại. Nước ta đã và đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, trên mặt trận nông nghiệp đã có những bước tiến và thành tựu kì diệu. Nông thôn đã được điện khí hóa, việc sản xuất đã được cơ giới hóa. Hình ảnh con trâu kéo cày đi trước, người nông phu bì bõm lội bùn theo sau đã được thay thế dần bằng máy cày, máy bừa, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước... Sản xuất ra bảy triệu tấn gạo xuất khẩu hằng năm đâu chỉ là công sức của những con người lam lũ đói rét, mà còn có công sức của hàng chục triệu người nông dân có trình độ, có văn hóa và ham học hỏi. Những chủ trang trại, những tỉ phú, triệu phú chăn nuôi, trồng cây ăn quả,... đã và đang làm chủ khoa học kĩ thuật hiện đại.

Trên các mặt trận khác như giáo dục, y tế, giao thông vận tải, xây dựng, ... xuất hiện ngày một đông đảo hàng triệu con người có văn hóa, đã và đang đem tài năng, sức lao động sáng tạo làm đổi thay hẳn bộ mặt giàu đẹp của đất nước.

4. Người có văn hóa có phong cách sống mang vẻ đẹp nhân văn, có lối ứng xử văn minh đáng quý trọng. Dấu ấn về phong cách sống của mỗi người được phản ánh qua cử chỉ, ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách đối xử hằng ngày. Kể vô văn hóa thường ăn mặc lô" lăng, đầu tóc bù xù, cách đi đứng kênh kiệu, ăn nói thô lỗ, tục tĩu, hay khoe khoang, hay khích bác bạn bè, hắn bị đồng loại coi khinh, coi thường và xa lánh. Trái lại, người có vãn hóa, cử chỉ, cách ăn mặc đứng đắn, nói năng thận trọng, lễ độ, khiêm nhường; tư cách, đạo đức tốt đẹp.

Lối ứng xử của người có văn hóa rất lịch sự, văn minh. Họ sông chan hòa với đồng loại. Họ quan tâm tới mọi người, nhất là những người bất hạnh. Họ rất nhiệt tình và hảo tâm trong các phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lũ, ủng hộ các nạn nhân bị chất độc da cam. Mọi việc làm của họ đầy tình người. Họ thuộc lớp người gương mẫu, là bộ phận tiến bộ trong xã hội ta.

Họ tiêu biểu cho người tốt, việc tốt, được bà con, anh em, nhân dân quý trọng.

Học sinh ngoan, học sinh giỏi trong các trường học hiện nay là hiện thân của lớp người tương lai có văn hóa của đất nước và dân tộc. Đó là những bông hoa đẹp của vườn hoa đẹp đất nước.

Nền văn hóa mới của dân tộc ta ngày một phát triển tốt đẹp, rực rỡ. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc, đậm đà tính dân tộc là nghĩa vụ của tất cả mọi người.

Và trẻ hay già, nam hay nữ, ai cũng phải nỗ lực phấn đấu để bản thân mình trở thành một con người có văn hóa, được cộng đồng yêu mến và quý trọng.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.