Hãy giải thích và dùng truyện cổ tích để chứng minh nhận định trên

Bàn về văn học dân gian, M.Goor-ki viết: Rất cần nêu lên rằng trong sáng tác dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mặc dù những người sáng tác sống trong nhọc nhằn cực khổ... Tập thể dường như vẫn ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch. Hãy giải thích và dùng truyện cổ tích để chứng minh nhận định trên.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Cứ đi liền từ Bắc vào Nam, và rồi lại từ Nam ra Bắc, ta sẽ sung sướng chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp, bao nơi giàu có và gặp gỡ anh em thân thiết trong đại gia đình lớn Việt Nam ở cả Bắc, Trung, Nam. Có nơi đâu trên trái đất này như Việt Nam qua bao nhiêu sóng dập gió vùi vẫn “mát tươi tình bạn” và “ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay”. Ngay từ lúc sơ khai, những người dân đã phải đối chọi với biết bao thừ thách, với mọi thứ khẳc nghiệt để sống và tồn tại. Cuộc đời luôn luôn bị đè nén, bị bó hẹp trong cái giới hạn cùa những cái gọi là “luật” trong xã hội giai cấp lúc bấy giờ. Những tiếng nấc nghẹn ngào, những mảnh đời cực nhọc, khô ải đã đi vào trong từng câu chuyện truyền miệng, từng câu hò điệu hát trong sinh hoạt văn hóa dân gian và gần như đã được lột xác, để tạo nên một cách đánh giá, cách nhìn nhân sinh mới. Nhà văn M.Goor-ki nhận xét rát tinh tê khi ông nói vê văn học dân gian: Rát cân nêu lên rằng trong sáng tác dân gian hoàn toàn không có hóng dáng của chù nghĩa bi quan, mặc dù những người sáng tác sống trong nhọc nhằn cực khổ... Tập thể dường như vần ý thức về tính hất diệt cùa mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cà những lực lượng thù địch.

Nói đến M.Goor-ki, người ta hay nghĩ ngay đến một nhà văn có tên tuổi nhưng ông còn là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Chính vì thế, sức nặng của nhận xét trên không chỉ là sự đúc kết đầy kinh nghiệm của một nhà văn mà còn là cái “tầm” thực sự của một nhà phê bình vốn dĩ đã trải qua nhiều năm nghiên cứu, đi sâu vào lĩnh vực này - thế giới của văn học dân gian.

Có phải thế chăng mà ông đã hạ bút: Rất cần nêu lên rằng trong văn học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng cùa chù nghĩa bi quan. Chủ nghĩa bi quan - một khái niệm có liên quan đến một phần cuộc sổng con người. Nó là cuộc sống của những con người thiếu niềm tin vào cuộc sổng, và nếu sống theo chủ nghĩa bi quan, họ coi như đã hoàn toàn đánh mất niềm tin một đời, có thể ngay cả với bản thân mình dường như cũng có sự ngộ nhận quá đáng. Nói chung, những người sống theo chủ nghĩa bi quan thường và sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc. Đó là sự tôn sùng một triết lí sống, một định mệnh sống mang nét buồn khổ, đầy bóng xế cuộc đời. Nếu gọi cái buồn là chủ nghĩa bi quan thì không đúng, vì cái buồn ấy chỉ thoáng qua, nó chỉ là một thứ tình cảm rất tự nhiên của con người. Nó khác với sự thâm trầm sâu kín nhưng ghê sợ, xa lánh cuộc đời của chủ nghĩa bi quan. “Chủ nghĩa bi quan" - bốn tiếng ấy đã kéo con người ra khỏi cuộc sống loài người.

Trong văn học dân gian, chủ nghĩa bi quan không bao giờ xuất hiện, trái lại, đó là niềm tin lạc quan vào cuộc sống của người dân. Chủ nghĩa lạc quan và chủ nghĩa bi quan vẫn tồn tại song song trong xã hội. Chủ nghĩa lạc quan với những con người có niềm tin và hi vọng vào cuộc sống, rất tôn trọng quá khứ nhưng sổng hiện hữu có ích và cũng luôn luôn nhìn về tương lai với cái nhìn đầy tin tưởng. Từ đời này sang đời khác, nhân dân luôn luôn chịu sự giằng xé cùa phe ác, của những kẻ đầu trâu mặt ngựa, cuộc sống ấy luôn thiếu thốn về tất cả các phương diện, nhất là đời sống vật chất. Đời sống vật chất đã thiếu thốn rồi, thì đời sống tinh thần cũng bị chèn ép, thậm chí bị cướp đoạt một cách trắng trợn. Trong hoàn cảnh đó, con người rất dễ sa vào chủ nghĩa bi quan để tôn thờ sự thống trị và những giấc mơ viển vông, lạc nẻo.

Không! Người dân đã vượt lên mình, thoát ra khỏi cuộc sống xấu xa thực tế để quay về với cái chân - thiện - mĩ. Đời sống tinh thần của họ rất phong phú, buồn đấy nhưng cũng xen vào những niềm vui rất con người. Và đây mới là tư tưởng chính của tác phẩm dân gian. Có thể nói ràng chính tâm hồn yêu cuộc sống của các tác giả dân gian đã thực sự tạo nên cho tác phẩm họ một sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa lạc quan, để họ động viên lẫn nhau giành chiến thắng trên tất cả các phương diện. Trong sự chiến thắng ấy, “tập thể” giữ vai trò quyết định. Đó là tầng lớp quẩn chúng nhân dân đông đảo, một yếu tố quan trọng trong cộng đồng. Nhân dân lao động cùng suy nghĩ, cùng cảm thấy niềm vui và chung một ước mơ, khát vọng. Có một lúc nào đó. một ai đó trong cộng đồng sáng tác ra một tác phàm thì đó không chỉ là với tư cách cá nhân mà là tiếng nói hồn nhiên của tâm hồn cộng đồng đó. Tập thể cứ ghi nhớ, lưu truyền và thêm vào đó là quá trình cải biên. Nhờ quá trình đó, văn học dân gian mang tính tập thể rất cao và đã đạt được sự thống nhất, chặt chẽ cả về cốt truyện lẫn nội dung tư tưởng của tác phẩm. “Ý thức bất diệt” đã tồn tại trong những tác phẩm mang tính thống nhất cao này, nó đã quyết định sự tồn tại của văn học dân gian.

Nói đến bất diệt, đó là sự giữ gìn kiên quyết của con người khi đã tạo ra một cái gì đó. Nói đến bất diệt, đó là sự phát triển ve chất của quá trình khám phá cuộc sống từ nhiều chiều, đồng thời khẳng định sự sống bền bỉ của một sự vật, hiện tượng mà ở đây là trí tuệ tập thể. Tập thể không bao giờ chết. Đó là ý thức mãnh liệt và tột đỉnh như sức nén bên trong của những ngọn núi lừa rừng rực chỉ chờ một lúc nào đó mà trào lên mạnh mẽ. Ngay trong ý sau, M. Goor-ki đã xây dựng một khái niệm hoàn toàn mới về lực lượng thù địch trong hoàn cảnh ra đời tác phẩm và cả hoàn cảnh xã hội trong tác phẩm nữa. Đó chính là thiên nhiên hung bạo và ghê gớm, nhũng kẻ làm điều ác. bất nhân bất nghĩa hay nói đúng hơn là giai cấp thống trị trong xã hội ngày xưa. Lực lượng thù địch của nhân dân, đó cũng là do những hoàn cảnh, môi trường của xã hội tạo ra. Đó là thiên nhiên nhưng cũng có khi con người tạo ra lực lượng thù địch với chính mình. Đó là những hoàn cảnh buộc họ phải làm theo “bần cùng sinh đạo tặc”. Nó tạo ra cho họ những ý muốn, hành động trái ngược với mọi người, thậm chí với chính mình. Lực lượng thù địch luôn tàn bạo đến mức kinh khủng, nhưng tập thể thì vẫn luôn tin rằng mình sẽ chiến thắng nó. Niềm tin ấy rất kì diệu, rất con người, đã giúp tập thể ấy chiến thắng được tất cả.
Những người lao động bình dị trong xã hội xưa là những tác giả hết sức độc đáo khi họ sáng tác. Có lẽ vì thế, trong truyện cổ tích, người lao động luôn sống trong nhọc nhằn cơ cực, thậm chí không có nhà cửa; cuộc đời lại luôn gặp bất hạnh, luôn bị hắt hủi và bị đối xử tàn tệ. Truyện Thạch Sanh kể về một chàng dũng sĩ mà cuộc đời đơn côi sống ở gốc đa làng, tấm thân như cát bụi, kiếm ăn bằng những gánh củi trong rừng, năm này qua tháng khác làm bạn với nắng mưa. Chàng trai ấy tuyệt nhiên không nghĩ đến buồn thảm vì thiếu thốn rất nhiêu thứ của cuộc sống con người, mà rất chăm chì để dựng xây một hạnh phúc đơn sơ, một ước mơ nhổ nhoi. Con người sống bình dị mộc mạc ấy còn là một người yêu đời với tiếng đàn câu hát, với lao động cật lực hàng ngày và thậm chí làm những hành động anh hùng của những trang dũng sĩ mà chàng không hay biết, không tự ngắm mình... Có lẽ vì thế ta không thấy nồi cô đơn mà chỉ thấy tính cách cao quý của con người tội nghiệp này. Cùng với Thạch Sanh. Chử Đồng Tử cũng mồ côi nhưng còn được hưởng sự chăm sóc của người cha, sự giáo dục quý giá từ tình phụ tử. Chàng rất yêu cuộc sống, coi cuộc sống như tòa lâu đài thiên nhiên kì diệu mà chính mình phải khám phá. Nhưng làm sao để khám phá khi phải chịu những nồi khổ cùng cực, đên một phương tiện tối thiểu nhất cho đời sống con người cũng không có. Không có một mái nhà, phải sống ở bãi sông, sớm chiều lầm lũi kiếm ăn, gần như chối bỏ đồng loại. Đó là nồi khô lớn nhất của một con người. M.Goor-ki trong một tác phẩm Bà lão Izacgin của mình, ông đã có một triết lí sống quan trọng: Dù anh có thỏa mãn về vật chất, nhưng nếu cứ sống trién miên trong sự ghè lạnh của đồng loại, chắc chắn anh sẽ không tồn tại như một con người toàn vẹn. Truyện cổ tích có nét rất đặc trưng là sự bi lụy hóa cái khổ của con người để gợi sự cảm thông sâu sắc của mọi người. Chử Đồng Tử không có khả năng giao tiếp đã là khổ rồi, mà ngay cả cô Tấm dù được sống trong gia đình nhưng càng khổ hơn nữa vì chính cái gia đình ây. Dì ghẻ và Cám người em cùng cha khác mẹ. đối với cô Tấm như một cái bóng ma luôn rình rập đời sống hằng ngày của cô và cuối cùng đã giết chết cô. Phải chăng cái ác không bao giờ và không khi nào chấp nhận hạnh phúc của người lao động?
Trong truyện cổ tích, chủ nghĩa lạc quan luôn luôn tồn tại trong nội dung tư tưởng của nó. Đó là ý thức bất diệt không chịu khuất phục. Trong thực tế kẻ ác thường luôn chiến thắng, càng dễ dàng chiến thắng một lực lượng con người yếu ớt nhỏ nhoi mà thực ra đó là lực lượng của cái thiện. Dân gian ta không chấp nhận sự kết cục bi thảm ấy, vì thế chuyện cổ tích luôn luôn kết thúc có hậu. Đó là sự chiến thắng kẻ ác, nó là cuộc đấu tranh dai dẳng giữa cái thiện và cái ác. Chính sự chiến thắng chỉ có trong cổ tích ấy, đã làm cho dân gian tin vào chân lí. Bằng sự chiến thắng của cái thiện, truyện cổ tích đã gói trọn phần nào những ước mơ, khát vọng cháy bỏng của người dân. Truyện Tấm Cám đã chứng minh, trong thực tế xã hội, cái ác không dễ dàng tiêu diệt được. Nó luôn tồn tại như một hung thần và để chiến thẳng nó, cái thiện phải chống lại một cách kiên quyết, mãnh liệt. Con cá bống - niềm hi vọng tinh thần của cô Tấm bị mẹ con Cám giết. Vào đỉnh điểm ấy cô Tâm có thể rơi vào tình trạng bi quan nhất thì yếu tố kì diệu của văn học dân gian đã tạo ra những cái xương cá chôn ở bốn chân giường, gieo cho Tấm một niềm hi vọng. Rồi khi buộc phải nhặt thóc do sự độc ác của mẹ con Cám tạo ra để không cho Tấm đi dự hội, Bụt xuất hiện, đã làm vơi đi nồi khổ của Tấm và thay vào đó là niềm vui cùng với sự tin tưởng vào cuộc sống. Tấm đã nhận rõ cái ác của mẹ con Cám nhưng thái độ cùa Tấm vẫn dịu dàng, mềm mỏng tuy đã mang tính đối đầu. Chính sự ôn hòa ấy đã đưa đến cái chết, để rồi hóa thành chim vàng anh mới lên tiếng tố cáo: Giặt áo chồng tao... Tao cào mặt ra... Lời tố cáo đó rất mạnh, thể hiện sự quyết liệt không thể dung hòa giữa cái thiện và cái ác. Đến khi biến thành khung cửi, cô Tấm - khung cửi lại lên tiếng: ỉấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra... Cuối cùng, Tấm đã hiện nguyên hình với tư cách con người như một logic tất yếu của một chân lí trong quan hệ xã hội như “luật” nhân quả: Ở hiền gặp lành, Gieo gió gặt bão\ Ý thức này là một nhân tố quan trọng, đã nuôi dưỡng ước mơ của nhân dân về một xã hội dân chủ, công bằng, xã hội vì người nghèo và của nhân dân. Chính vì thế chuyện cổ tích đã tạo dựng ra những ông vua và hoàng hậu rất nhân dân. Ở truyện Tẩm Cám, vua đã đi đến các hàng quán thăm hỏi người nghèo, không ngựa xe lộng lẫy, không áo dát vàng, không tiền hô hậu ủng và chỉ với bộ quần áo bình dân, bà chủ quán cũng không nhận ra vua. Việc vua chọn vợ là một cô gái quê mùa, bình dị và cô Tấm đã trở thành hoàng hậu, đó là điều mong mỏi của nhân dân cho cái thiện phải được thắng cái ác.

Ở truyện Chữ Đồng Tử nàng công chúa Tiên Dung gần như táo tợn khi tự định việc hôn nhân của mình. Quả là hợp ý dân quá đi chứ! Không thể nào tầng lớp có học, nho nhã đương thời lại có thể xây dựng được những ông vua. hoàng hậu, công chúa như thế. Khi xây dựng những nhân vật vừa cao quý vừa bình dị, người dân đã thể hiện sự chiến thẳng cùa mình. Ý thức ấy rất sâu sắc khi ước mơ một xã hội không có kẻ ác tất nhiên phải có những ông vua như vậy mới đạt đến ước mơ trọn vẹn được. Dám xây dựng những nhân vật như thế trong khi ngay bên mình vẫn có những ông vua. hoàng hậu... cũng là một chiến thắng của sức mạnh chủ nghĩa lạc quan trong trí tuệ tập thể nhân dân. Xây dựng để thể hiện ước mơ của nhân dân, văn học dân gian đã tạo nên những yếu tố thần kì không thể thiếu được để kì diệu hóa ước mơ. Nó xuất hiện vào lúc những mâu thuẫn không thể nào giải quyết được trong thực tế, làm cho sự việc tiến triển phù hợp với tâm lí và ước mơ của nhân dân.

Trong truyện Tấm Cám, Bụt xuất hiện gần như được nhân dân coi là người bạn cao quý, người có đầy quyền năng để che chở và giúp đỡ, để nhân dân tin tưởng mình sẽ không bao giờ bị tiêu diệt. Và chính Bụt đã giúp những người nghèo khó nhất như cô Tấm, anh Khoai trong các câu chuyện co tích quen thuộc. Cô Tấm đã gửi gắm niềm tin cùa mình vào Bụt một cách thiết tha nhất của một người bình thường đối với cái đẹp, cái thiện, mĩ. Thực ra, Bụt chính là niềm tin và sự chiến thắng của mình: phe thiện.

Kho tàng cổ tích rất phong phú, sinh động và sẽ mãi mãi lưu truyền trong nhân dân, vì đã cho biết bao ước mơ muôn thuở cua con người. Với chu nghĩa lạc quan khỏe khoắn, ý thức chiến thắng kẻ ác đã luôn luôn tạo ra cho con người sự tin tưởng vào cuộc sống với những dư âm ngọt ngào nhất mà cuộc sống dành cho cổ tích - vãn học dân gian, luôn luôn là một phương cách tốt nhất, là động lực quan trọng trong việc xây dựng nhân cách con người trong bất cứ thời đại nào. Mọi người sẽ luôn nhớ đến nó: những truyện cổ tích dân gian.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.