W. Gớt đã nói: Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình. Anh (chị) hiểu và suy nghĩ gì

Từ thuở ban sơ, loài người tự phát triển mình và xã hội loài người bằng thứ gọi là “nhận thức”. Nhận thức là hoạt động của trí tuệ, cũng bởi thế mà loài người phát triển tới mức độ cao như ngày hôm nay. Nhưng Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Gớt đã có câu trả lời cho câu hỏi đó ... Đó không phải là việc cùa tư duy mà là của thực tiền. Hãy ra sức thực hiện bôn phận cùa mình, lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình.

Nhìn vào thực tế cuộc sống, con người không thể dùng suy nghĩ của mình để điều khiển mọi việc theo ý muốn, dù cho có nhiều nhà đạo diễn có tưởng tượng và xây dựng hình tượng siêu nhiên trong các bộ phim khoa học viễn tường thì đó cũng chi là viền tưởng, viễn tưởng là sự tưởng tượng của bộ não con người. Người ta thường nói ràng con người hơn loài vật ở chỗ có nhận thức, câu nói ây chỉ đúng một nửa, bởi loài vật cũng có nhận thức, vì có nhận thức sinh tồn nên chúng mới ăn, đấu tranh, sinh sản để duy trì nòi giống. Vậy câu nói ấy đúng ờ điểm nào? Đó là nhận thức của con người trải qua thực tiễn nhiều horn so với loài vật. Thực tiễn càng nhiều, nhận thức càng cao, nhưng cũng không thể phù nhận rằng nhận thức và tư duy có mối liên quan chặt chẽ, người không có tuy duy đồng nghĩa với trí tuệ bị hạn chế cũng dẫn đến nhận thức kém. Thật may man vì điều đó có thể thay đổi nếu con người trải qua thực tiễn, có thể thay thế tư duy bàng trải nghiệm.

Nhà Tâm lí học người Đức cho rằng: Nhận thức là sự phản ảnh hiện thực khách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: Nhận thức câm tính và nhận thức lí tỉnh, chúng có moi quan hệ biện chứng với nhau và cơ sờ, mục đích và tiêu chuân của nhận thức là thực tiễn xã hội. Khái niệm của nhà tâm lí học người Đức đã phản ánh tưong đối đầy đủ nội hàm của nhận thức và chúng ta sử dụng khái niệm này. Một đứa bé mới sinh ra, chúng chưa hề nhận biết được thế giới bên ngoài, không hề biết cái gì gọi là tư duy, là thực tiễn. Chỉ có khi đứa bé ấy lớn lên, trải qua mọi điều trong cuộc sống thì mới hình thành nhận thức. Nói như Gớt: Mọi lí thuyết chi là màu xám, chi có cây đời mãi mãi xanh tươi. Tóm lại, nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiêu biết của con người, nếu không có nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái của một đứa trẻ sơ sinh.

Bạn hãy thử suy nghĩ, nếu loài người không lấy đá gò vào nhau thì có phát hiện ra lửa hay không? Nếu một đứa bé tập đi mà không bao giờ ngã thì có bao giờ đứa bé ấy biết đi hay không?

Nếu Steve Jobs không bắt tay vào gây dựng lại sự nghiệp đã bị mất thì ông có trở thành tổng giám đốc công ti Apple hay không? Thực ra, thành công thật sự chỉ đến với bạn khi bạn trải nghiệm, đấu tranh với thất bại, không khuất phục trước khó khăn. Có rất nhiều người không dám đối mặt với hiện thực cuộc sống, thậm chí họ còn không dám nhìn vào mặt người khác chỉ vì sợ hãi. Họ không biết họ đang sợ điều gì, nhưng họ cũng không biết hành động đó của họ khiến đối phương cảm thấy khó chịu vì nghĩ rằng mình không xứng đáng để được người kia ngước nhìn. Khi bạn làm vậy, cũng có nghĩa là bạn đánh mất giá trị của chính mình và vô tình gán cho mình danh hiệu ‘Thấp kém”, dù cho không ai nghĩ ra, nhưng chính bạn sẽ tự cảm nhận thấy điều đó qua thời gian.

Đừng bao giờ chấp nhận thất bại, đó là cách bạn đánh giá được giá trị của chính mình. Bạn có biết rằng, quá nhiều lần Enrico Caruso không hát được các nốt nhạc cao đến nỗi thầy dạy nhạc khuyên anh nên bỏ nghiệp hát xướng. Anh vẫn cứ hát và được công nhận là ca sĩ có giọng nam hay nhất thế giới. Giáo viên của Thomas Edison gọi cậu là kẻ dốt nát và về sau trong nỗ lực hoàn chỉnh bóng đèn điện, ông đã trải qua hơn 1000 lần thất bại. Abraham Lincoln nôi tiếng với những thất bại. nhưng không ai coi ông là người thất bại cả. Albert Einstein đã nhiều lần thi hổng môn toán. Henry Ford nghèo kiết xác ở tuổi 40. Trước khi thành công mỉm cười, Walt Disney đã sạt nghiệp bảy lần và một lần bị quẫn trí. Hãy nhìn lại những lần thất bại, bạn sẽ thấy đó là lúc nhĩrng sức mạnh lớn lao nhất, những phẩm chất cao quý nhất trong bạn được bộc lộ và đó cũng là lúc cuộc sống mang đến cho bạn những bài học quý giá nhất đê bạn trưởng thành và bước lên một đỉnh cao mới.

Chỉ nhìn nhận mọi việc là chưa đủ, hãy bắt tay vào làm từ những bước nhỏ nhất của việc mà bạn nghĩ phài làm - đó là bổn phận của bạn. Con người sống không phải chỉ để duy trì nhịp tim và hơi thở mà con người sông đê biêt được giá trị của chính mình trong cuộc sông. Hãy nghĩ ràng, bạn là Một trong một ti. Từ thời nguyên thuỷ đến nay, đã có hàng tỷ người sống trên trái đất này. Trong mấy tỷ người đang sống hiện nay, chưa hề có và sẽ không bao giờ có một người nào khác như bạn. Bạn là người hiếm có, khác biệt và duy nhất trên trái đất này. Chính những đặc điểm đó cho bạn một giá trị lớn lao. Và chắc chắn giá trị ấy sẽ là vĩnh cửu nếu bạn nhận thức được điều đó, không phải bằng tư duy mà chính là thực tiễn cuộc sống.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.