Chẳng phải là dòng sông quê hương, nhưng sông Hiếu luôn gợi lên trong tôi những tình cảm thiết tha và thiêng liêng quá đỗi. Quê tôi ở đồng bằng, vì giặc giã, vì lo kiếm sống nên có một thời tôi đã gắn bó với dòng sông bằng những chuyến đò qua lại. Bến đò Nghĩa Hưng sang Nghĩa Thịnh, nơi có những bãi ngô xanh mướt triền sông. Những bãi “bù rợ” lăn lóc quả chín. Bến đò Trù, khách qua sông phải đi một bãi đất cát dài lút ngập bàn chân, muốn lên đường phải trèo lên một dốc cao giữa hai bờ đất um tùm cây cối. Bến đò Lở, ông già chèo đò chậm chạp, thong thả dù khi có tiếng khách gọi “Đò ơi”. Dòng nước xanh trong, từng đàn cá lượn lờ trong bóng râm dưới bụi tre ven sông, nơi con đò neo đậu. Con đò vừa rời bến được vài con sào thì lại có tiếng “Chờ với đò ơi, đò... ơ... ơi”. Sông Hiếu mênh mang xanh, bóng núi đổ mát rượi cả mặt sông. Chiều chiều các bè nứa, bè gỗ lửng lờ xuôi về bến Hiếu và tiếp tục trôi xuôi. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười sơn nữ, chẳng biết các cô có chuyện gì mà vui vậy. Tuổi trẻ vô tư, ai biết được nỗi lòng buồn vui bất chợt.
Nhưng dòng sông cũng có lúc như nổi giận. Một bận tôi trở lại, dòng sông trở nên mênh mang, hung tợn lạ thường. Dòng nước đỏ ngầu cuô'n theo bao gỗ mục, rác rưởi trôi băng băng. Những sóng nước gầm réo đến chóng mặt. Ây là mùa lũ, dòng sông lúc này đã rộng lên gấp hai, gấp ba. Nước map mé chân dốc Bưu Điện, thị trân Thái Hòa trở nên chênh vênh. Nước lũ đã nhân chìm chiếc cầu gỗ dưới lòng sông, vẫn bến đò ấy nhưng người chèo đò bây giờ không còn là ông già ngày đó nữa. Người thanh niên vậm vạp cho con thuyền bám theo mép sông mà ngược lên bến Lở. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi vát theo một góc giữa dòng nước ùng ục, sôi reo rồi cập bến như dự định. Đứng bên này mà ngóng vọng sang bên kia với nỗi phập phồng, khắc khoải. Niềm mong mỏi qua sông đã thắng nỗi sợ hãi khi phải đô'i mặt với thủy thần, hà bá. Hồi đó tôi đã có vợ, có con, họ đang chờ tôi bên kia sông. Dòng sông hung dữ chẳng ngăn nổi ước mong gặp của mâ'y năm trời xa cách. Lên đò, qua sông rồi ta lại thấy lưu luyến với dòng sông. Dòng sông của những chuyến đò nguy hiểm gian nan đã làm ta nhớ mãi.
Đầu năm này tôi có dịp qua sông Hiếu. Cách bến đò xưa về phía hạ lưu một quãng ngắn, một cây cầu sừng sững ngang trời nốì trung tâm thị trân bên này tới công trường cơ khí 250 bên kia. Nét hiện đại của cây cầu đã thay đổi ca diện mạo của thị trân Thái Hòa vô'n dĩ bâ'y lâu nay chỉ là một phố núi nhỏ bé, bình yên. Giờ đây Thái Hòa đã mang dáng vẻ của một đô thị hiện đại. Có phải điều đó do chính cây cầu mang lại hay chính bản thân nó đã lớn lên. Thái Hòa giờ đây không còn là phố núi heo hút nữa. Đường phô' chính với những dãy nhà cao tầng như làm ta lạc bước. Từng dòng người, xe nườm nượp qua cầu. Người qua sông giờ đây chẳng phải lo sợ vì dòng sông nối giận. Chẳng ai bận lòng với sự nông sâu của dòng sông. Tôi bâng khâng nhớ dòng sông trong lành, mênh mông của tuổi học trò. Đứng trên cầu nhìn xuồng, lòng sông thu hẹp đến không ngờ, có đoạn như có thể xắn quần lội qua được. Những bãi bồi xanh mướt ngô, rau của ngày trước cũng không còn. Từng đoàn xe nối đuôi nhau xuống lòng sông lây cát sỏi. Hình như trong nước lũ giờ đây cát sỏi nhiều hơn phù sa. Cát sỏi đã làm cạn cả dòng sông. Phải chăng vì đứng trên cao nên mới thấy dòng sông nhỏ hẹp hay chính nó trở thành nhỏ hẹp như vậy? Cây cầu sừng sững, mặt cầu rộng rãi bề thế, qua lại sông lúc này chỉ cần vài phút. Nhìn dòng người xe cộ ngược xuôi qua cầu, tôi tự hỏi có ai còn nhớ những chuyến đò ngày xưa ấy nữa không.