Giới thiệu vài nét về truyện ngắn Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

Nguyễn Khải tự chia sáng tác của mình thành hai giai đoạn:

Ở giai đoạn đầu, ông chủ yếu quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị (xung đột giai cấp, xung đột dân tộc, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể, v.v...), con người được đánh giá chủ yếu qua tiêu chí đạo đức và tiêu chí chính trị. Văn ông lúc này dồi dào nhiệt hứng chính luận, ở giai đoạn sau, Nguyễn Khải dành sự quan tâm nhiều hơn cho "cái đời thường", cho những vấn đề "vi mô". Tiêu chí đánh giá con người được mở rộng thêm với các góc độ văn hóa, lịch sử và triết học. Hứng thú chính luận chuyển dần thành triết luận.

Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai, giai đoạn gắn với công cuộc đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới văn chương. Là nhà văn từng có nhiều năm sống ở Hà Nội, rồi xa Hà Nội vào định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Khải có ý dành tập truyện này để trình bày những khám phá, những kiến giải của ông về "đất kinh kì". Nhu cầu khẳng định kinh nghiệm cá nhân bộc lộ rất rõ ràng qua cách đặt các nhan đề và nhất là qua "cái tôi" tiểu sử, "cái tôi" tự truyện. Đây là bằng chứng về xu hướng dân chủ hóa trong văn học thời kì đổi mới, Nhân vật bà Hiền được xây dựng như một lệ, không theo khuôn mẫu quen thuộc ở giai đoạn trước năm 1978, một con người nổi bật ở bản lĩnh cá nhân, ở khả năng tự ý thức, có nhân cách đẹp, vừa thuộc loại người mà Nguyễn Khải rất say mê, những người "mặc cái áo quá chật", lớn nhanh hơn thời đại khiến "miếng đất sinh ra họ trở nên chật chội", vừa tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Hà Nội.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.