Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ “Chiều tối” (mộ) của Hồ Chí Minh

Một buổi chiều tối, vào cuối mùa thu năm 1942, trên con đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo, dù đã trải qua một ngày dài gian lao, vất vả nhưng bác vẫn còn tiếp tục bị bọn lính áp giải trên đường và trước mắt là một đêm trong nhà giam chặt hẹp, bẩn thỉu, lại “Được cùm chân mới yên bề ngủ/ Không được cùm chân biết ngủ đâu”. Những đày đọa ban ngày chưa qua, những đày đoạ ban đêm đã sắp đến. Vậy mà trong hoàn cảnh ấy, người vẫn vượt lên trên tất cả để ghi lại một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống thật đẹp:

“Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiểu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”.

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngụ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò thân đã rực hồng).

Cả bài thơ là bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người gần gũi, sinh động trong cảm nhận của một người tù cách mạng.

“Chiều tối” mở đầu bằng hai câu thơ miêu tả thiên nhiên vừa gần gũi lại vừa khác lạ. Cũng giống như trong thơ ca cổ điển phương Đông, khung cảnh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu đã được phác hoạ bằng những nét châm phá. Nhà thơ không nghiêng về tả mà chỉ gợi ra một vài nét để bắt lấy cái hồn của tạo vật. Toàn bộ khung cảnh miền thiên nhiên sơn cước hiện ra đơn sơ qua cánh chim chiều mệt mỏi đang vỗ cánh bay về nơi trú ngụ, và trong áng mầy lẻ loi, lững lờ trôi giữa tầng không. Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh được vận dụng sáng tạo, Nhìn cánh chim bay, mây trôi mà cảm thấy bầu trời bao la hơn, cảnh chiều tối êm ả, tĩnh lặng hơn. Thiên nhiên ở khắc họa ở hai nét rất cơ bản nhưng hiện lên đầy ấn tượng về cảnh sắc và xúc cảm. Nó gợi ta nhớ đến những câu thơ râ't hay cũng viết về cảnh chiều tà như vậy. Ca dao từng có câu: “Chim bay về núi tối rồi”. Và đó cũng là cánh chim của buổi chiều tà trong thơ Nguyễn Dủ: “Chim hôm thoi thót về rừng”. Câu thơ của Người vì thế mà cũng vừa gợi ý niệm về không gian vừa gợi ý niệm về thời gian. Mặc dù vậy, hình tượng cánh chim trong thơ Bác không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài như trong thơ xưa (cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở tâm trạng (cánh chim mỏi mệt). Có thể thấy một sự tương đồng gần gũi giữa hình ảnh cánh chim ấy với người tù trên đường chuyển lao mệt mỏi. Nhưng hành trình của cánh chim có thế’ coi như đến đấy là đã tạm ngừng để nghỉ ngơi thì người tù cách mạng vẫn phải tiếp tục những đày đọa. Nhưng ý thơ không vì vậy mà mất đi sự hoà hợp đồng điệu, giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật. Bởi cội nguồn của nó chính là tình yêu thương mênh mông Bác giành cho mọi sự sống trên đời.

Hình ảnh chòm mây gợi ta nhớ đến câu thơ của Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu”: “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” và câu thơ của Nguyền Khuyến: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu), vẫn là một thi liệu quen thuộc nhưng “mây” trong thơ Bác không gợi sự vĩnh viễn hay cái khắc khoải mơ hồ của con người trước hư không mà là một chòm mây cô đơn đang chậm chạp trôi giữa bầu trời bao la. Chòm mây như có hồn người. Nó như mang cái tâm trạng lẻ loi, đơn độc, băn khoăn, trăn trở, cha biết tương lai sẽ đi đến đâu của người tù nơi đất khách. Khi Lí Bạch, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường “Độc tọa Kính Đình sơn” (Một mình ngồi trên núi Kính Đình) nhìn thấy cảnh:

“Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn”.

(Bầy chim một loạt bay cao

Lưng trời thơ thẩn, đám mây một mình).

để cánh chim bay mất hút vào cõi vô tận thì trong thơ Bác, cánh chim là của đời sống hiện thực, nó bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống: Sáng đi ăn, tối về rừng ngủ. Áng mây của Lí Bạch bay nhàn tản gợi cảm giác thoát tục, còn áng mây trong bức tranh “chiều tối” của Bác toát lên vẻ yên ả, thanh bình của cuộc sống thường ngày, ở trong cảnh đày đọa “Năm mươi ba cây số một ngày/ Mũ áo dẩm mưa rách hết giày” vậy mà hồn thơ ấy vẫn vượt lên trên tất cả đê cảm nhận và đón nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, tạo vật. Tình yêu thiên nhiên và “chất thép” trong tâm hồn người tù cách mạng ấy đã làm nên sức mạnh để chiến thắng hoàn cảnh. Từ bức tranh thiên nhiên, ta bắt gặp một cái nhìn trìu mến dõi theo từng biểu hiện của tạo vật. Không có chân dung người tù khổ ải mà chỉ hiện lên dáng vẻ phong độ của bậc tao nhân mặc khách đang ung dung thư thái thưởng ngoạn cảnh về chiều rừng núi.

Nếu như trong hai câu thơ đầu, cảnh vật hiện ra trong những nét vẽ chấm phá phần nào mang tính chất ước lệ cổ điển thì hình ảnh cô thôn nữ trong hai câu thơ còn lại lại được gợi tả một cách chân thực, sinh động và cụ thể như một bức tranh hiện thực. Bức tranh di chuyển điểm nhìn vào cuộc sống con người. Chính nét vẽ đời thường ây đã làm cho bài thơ tãng thêm dáng vẻ hiện đại. Hình ảnh người con gái nổi bật lên, trở thành trung tâm của bài thơ. Thời khắc đầu đêm nơi xóm núi đã làm người tù quên đi cảnh ngộ khổ đau của mình để cảm nhận cuộc sống của nhân dân. Bác đã vợt qua những khoảng cách về không gian, đẳng cấp, dân tộc để đón nhận vẻ đẹp con người ở ngay nơi mà mình bị đày đọa. Đó là điều không phải ai cũng có thể làm được. Hai câu thơ nói lên sự quan tâm và tình cảm yêu thương của Bác đối với ngửời lao động nghèo mà sự làm việc mệt nhọc thể hiện qua âm điệu khắc khổ của bài thơ. Đến đây bài thơ có sự vận động từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống. Cũng là sự xuất hiện của con người nhưng không phải là cảnh “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sống chợ mây nhà” chỉ làm tăng thêm nỗi buồn và sự cô đơn của nhân vật trữ tình trong thơ Bà huyện Thanh Quan, con người trong thơ Bác xuất hiện chỉ một mình nhưng lại mang theo sức ấm nóng của sự sống Hành động xay ngô gợi đến những bữa ăn gia đình đông đúc và vui vẻ, gợi cuộc sống lao động b)nh dị. Hơn thế nữa, nó lại đi liền với “lô dĩ hồng”, cái â'm nóng của bếp lửa. Trong một đêm mùa thu giá rét phương Bắc, một bếp lửa rực hồng thật có ý nghĩa. Nó trở nên ấm áp và có sức lan toả hơn bao giờ hết. Cô thôn nữ được miêu tả trong sự lao động cần mẫn. “Ma bao túc” rồi “ma túc ba hoàn” vòng quay của cốì xay ngô cứ đều đặn không ngừng nghi trong thái độ lao động hăng say của con người. Trong sự vận động của câu thơ có sự vận động của thời gian. “Nguyên văn không nói đến tốì mà tự nhiên nói đến: thời gian cứ trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng quay của cối ngô, quay quay mãi, “ma bao túc... bao túc ma hoàn” và đến khi côi xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”, lò đã rực hồng, tức là trời tôi, trời tôi thì lò rực lên” (Lê Trí Viễn). Như vậy, bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên, nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đém tối, nhưng lại không phải đêm tối lạnh lẽo, âm u mà là đêm tối ấm áp, bừng sáng bởi ngọn lửa hồng. Nếu hình dung cả bài thơ là một bức tranh thì chính cái châm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa đã châm lên đó đã mang lại thần sắc cho toàn cảnh, dường như nó làm tăng thêm niềm vui và sức mạnh cho người đang cất bước trên đường xa. Giũa cái hoang sơ hùng vĩ của thiên nhiên đất trời, hình ảnh cô gái xay ngô và bếp lửa rực hồng của cô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, sống động, đáng quí và đáng trân trọng biết bao.

Bài thơ là sự kết hợp của hai mảng màu chính: mảng màu của thiên nhiên và mảng màu của cuộc sống con người. Cái làm nên sự hài hoà giữa hai mảng màu ấy là tâm lòng thiết tha yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn đến vui. Sự vận động này cho thây cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời, thể hiện tâm hồn luôn vận động hướng ra ánh sáng, hướng ra sự sống, một “chất thép” đáng khâm phục trong tâm hồn thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.