Nếu cuộc sống loài người thiếu sách (đề mở)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Luận đề nêu lên một giả định: cuộc sống loài người thiếu sách. Từ giả định đó, người viết tiến hành bàn luận về vai trò và tác dụng của sách đối với cuộc sống của con người. Đề bài đặt ra một vấn đề rất rộng dể người viết có thể tự do bàn luận về khía cạnh nào mà mình tâm đắc nhất, bằng những lập luận phù hợp với nội dung trình bày. Sau đây là một hướng triển khai bài làm:

1. Thử tưởng tượng nếu cuộc sống loài người thiếu sách thì sẽ thế nào?

- Thông tin kiến thức?

- Truyền bá kinh nghiệm?

- Giao lưu tình cảm?

- Vui chơi giải trí?

- Tăng cường chất lượng cuộc sống? v.v...

- Thiếu sách, con người có thể sống được không?

2. Từ cuộc sống thiếu sách đó làm điểm tựa, làm nền để bàn luận về vai trò và tác dụng của sách trong cuộc sống của con người ngày nay - đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và toàn thế giới (về các phương diện, hoặc chỉ đi sâu vào một vài phương diện nào đó mà mình cảm thấy cần thiết và tâm đắc nhất).

Anh (chị) hoàn toàn có thể triển khai bài làm theo một hướng khác theo suy nghĩ riêng của mình.

GIỚI THIỆU BÀI VĂN THAM KHẢO

Dưới đây giới thiệu một số đoạn văn tham khảo về vấn đề này nhằm tạo ra một cái nền kiến thức và một số cách lập luận; trên cơ sở đó, anh (chị) tự tìm ra ý tưởng và cách lập luận riêng của mình - miễn sao vẫn bàn luận đúng vào luận đề của đề bài. Ngoài ra còn có một số câu danh ngôn về sách của các nhà văn, nhà văn hóa trong nước và trên thế giới để anh (chị) tham khảo, sử dụng trong bài làm.

1. ÍCH LỢl CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ, không gì thay thế được việc đọc sách.

Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày.

Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất.

Sách đưa ta vượt qua thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai, hoặc hiểu sâu hơn hiện tại.

Sách văn học đưa ta vào thế giới của những tảm hồn người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ nhừng niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại.

Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh.

Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý

2. PHẢI BIẾT CÁCH ĐỌC SÁCH

Muôn học giỏi thì trước hết phải đọc sách. Không phải một cuốn sách mà rất nhiều cuốn. Nhưng sách rất nhiều không đọc xuể thì làm thế nào. Tất nhiên không thể bạ gì đọc nấy vì không cần thiết và có hại. Phải biết chọn sách mà đọc. Tuy nhiên, những sách được chọn vẫn nhiều, nhiều bạn nhìn nhừng chồng sách dày mà lòng thêm e ngại.

Nhà bác học Trung Quốc - Hoa La Canh có một câu nói nổi tiếng: "Biết đọc sách thì sách sẽ mỏng". Câu đó nghĩa là thế nào? Mỗi cuốn sách tốt đều chứa đựng rất nhiều tri thức lớn nhỏ. Nhưng dù phong phú, phức tạp như thế nào thì mỗi cuốn sách chỉ chứa đựng một số điều cơ bản nhất. Cái cơ bản và cái tinh túy bao giờ cũng cô đọng, súc tích, do đó đọc sách mà biết nắm lấy cái tinh túy, thì sách dày sẽ biến thành mỏng là như vậy.

Đọc thế nào thì nắm bắt được cái tinh túy? Trước hết hãy đọc - hiểu cuốn sách từng dòng, từng trang, từng mục, từng chương, rèn luyện kĩ năng đọc chuẩn xác. Những chỗ khó đều được tra cứu, tìm hiểu. Tìm hiểu cách đặt vấn đề, cách phát biểu ý, nắm bắt mạch suy nghĩ, các bằng chứng và kết luận. Từ đó một mục có thể tóm tắt thành vài dòng, có thể trích lấy trong sách những câu văn tiêu biểu. Cuốn sách sau khi đọc xong có thể tóm lược vào một vài trang giấy, như thế không phải "sách dày biến thành mỏng" là gì?

Người ta ví người đọc sách như con ong đi hút nhụy. Con ong chỉ hút những nhụy hoa mà nó cần để làm mật. Bay lượn giữa rừng hoa, qua mồi bông hoa, con ong chỉ hút lấy phấn hoa đem về tổ, ủ thành mật ủgọt. Người đọc sách cũng vậy, lọc lấy tinh túy từ những trang sách, ủ thành trí tuệ của mình, rồi công hiến cho đồng loại. Nhưng chỉ những ai biết đọc sách mới làm được việc đó.

DANH NGÔN VỀ SÁCH VÀ ĐỌC SÁCH

1. Không có sách không có tri thức, không có tri thức không có chủ nghĩa cộng sản. (V. I. LÊ-nin)

2. Sách là ngọn đèn bất diệt của sự thông thải tích lũy lại. (Cur-tix)                                           

3. Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng Chẳng bằng kinh sử một vài pho. (Lê Quý Đôn)

4. Những cuốn sách là những chiếc thuyền buồm của tư duy hành trình trên sóng nước thời gian, vận chuyển vô cùng thận trọng thứ hàng hóa quý giá của chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác. (M. Go-rơ-ki)

5. Hãy yẽu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống. (M. Go-rơ-ki)

6. Đọc sách là cách học tốt nhất, theo dõi những tư tưởng vĩ đại của vĩ nhân là cách học thú vị nhất. (A. Pu-skin)

7. Đọc cuốn sách hay củng như được trò chuyện với người bạn thông minh. (L Tôn-xtôi)

8. Không có quyển sách nào hay đối với người dốt, không có tác phẩm nào dở đối với người thông minh. (Đ. Đi-đơ-rô)

9. Người nào chỉ dọc dôi chút cũng dã có trình độ cao hơn nhiều so với người không đọc gì cả. (V. Bi-ê-lin-xki)

10. Đọc sách mà không suy nghĩ khác nào ăn mà không tiêu. (E. Bur-ke)

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.