Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh

Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao. niềm xúc động này: bài thờ "Tiếng gà trưa".

Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi, đi theo tiếng gọi của Tổ quốc đã tạm cất đi sách vở đê’ lên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ bà, nhớ quê cồn dào, da diết của anh. Và những kỷ niệm êm đẹp tuổi thơ, tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương, non sông đất nước.

Mở đầu bài thợ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chần nghỉ lại một xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm song dậy những kỷ niệm thuở ấu thơ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục, cục tác, cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉ từ một tiếng gà lanh lảnh bất chợt nghe được lúc đang dừng chân bên xóm nhỏ, giữa buổi trưa nóng nực của mùa hè đã gợi dậy cả một trời thương nhớ, đã làm thay đối mọi vật xung quanh. Chỉ một tiếng gà trưa quen thuộc ấy thôi không những làm cho cái nắng hè xao động, bàn chân đỡ mỏi sau chuyến băng rừng, vượt biển hiếm trở, gian nguy, gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ mà bên cạnh đó còn làm xao động lòng người. Bằng điệp từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần đoạn thơ đã làm tăng lên gấp bội tình cảm nồng nàn đối với quê hương, điều đó thê hiện sự rung cảm vô bờ trong tâm hồn người chiến sĩ.

Tuổi thơ của người lính xe cũng xao động những tiếng gà đáng yêu đáng mến:

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đôm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng...”

Làm sao có thể quên được hình ảnh quen thuộc của "ổ rơm hồng những trứng", của mấy chị mái mơ, mái vàng khoác trên mình chiếc áo xinh xắn, rực rỡ, tươi đẹp. Làm sao có thể quên được hình ảnh người bà kính yêu đã một đời tần tào, chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mấy, hồn nhiên biết mấy cái cảnh đứa cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: "Gà đẻ mà mày nhìn rồi, sau này lang mặt". Bị bà mắng, cháu không khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu: "Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Giờ đây người cháu ước ao trở về thời thơ ấu để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy hình bóng bà khum tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hy vọng nhỏ để sẽ có được một .đàn gà con đông đúc:

“Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi

... Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”.

Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, khó nhọc, bà chẳng bao giờ nghĩ cho riêng bà, bởi đứa cháu đôi với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà, mong nó không bị dịch bệrih để mỗi mùa đông tới: Cháu được quần áo mới. Mong ước của đứa cháu được cái quần chéo go, cái áo canh trúc bâu, còn mới hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng tuổi thơ, dường như gói gọn cá trong tiếng gà trưa:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”.

Giờ đây khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn tượng ấy vẫn luôn luôn trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những mơ và hoài bão. Đối với người chiến sĩ đó quê hương, "tiếng gà trưa" là tất cả là hạnh phúc, là muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội Cụ Hồ đã nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ố trứng hồng xinh xinh.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vi bà

Vi tiếng gà: "Cục tác"

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà lánh yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây anh mong ước, những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim anh- luôn hướng về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị lực chiến đấu vì hạnh phúc em thơ, vì người bà yêu dấu, vì xóm giềng, hơn cả là vì tiếng gà gần gũi yêu thương. Điệp từ "vì" đã được sử dụng tài tình khiến mục đích chiến đấu đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng lạ thường.

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ nên rất linh hoạt trong việc giúp nhân vật trữ tình chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ về tuổi thơ, về người bà yêu dấu. Đặc biệt, câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như mô phỏng tiếng gà “Ò Ó O” như điệp khúc bất tử, cảm động về tuổi thơ say mê đầy thương mến.

Nhà văn I-li-a-Ê-ren bua thật sáng suốt khi đúc kết nên thành ngữ: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường Giang Vôn-ga. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà, nỗi nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.