Những nhà nghiên cứu Mĩ đang chạy đua để tạo ra da, sụn và các cơ quan của cơ thể trong các phòng thí nghiệm tái tạo mô. Cuộc chạy đua thật nhọc nhằn nhưng đầy ích lợi cho con người.
Đó là một phụ nữ 35 tuổi bị phỏng 75% cơ thể do bị nổ bình gaz. Khi bệnh nhân được mang đến Bệnh viện Đại học Indiana, Tiến sĩ Raj Sood, Giám đốc lấy một mẫu da chưa bị tổn thương và gởi đến công ti công nghệ sinh học Genzyme Tissue Repair ở Boston.
Trong vòng 30 ngày, Genzyme đã làm mọc khá đủ da để bao phủ vết thương của bệnh nhân. Bà ta rời bệnh viện sau 46 ngày - chỉ bằng 1/3 thời gian so với các điều trị bình thường như trước đây.
Trong khi đó, công ti Organogenesis lại chế tạo được một loại da gọi là Graftskin có được đặc tính thun dãn mềm mại hơn, dùng để điều trị các dạng loét tĩnh mạch. Khoảng một triệu người Mĩ bị bệnh này, phương pháp điều trị thông thường hiện nay tốn mất 4.000 đôla và sáu tháng, còn ghép Graftskin chỉ mất 1000 đôla và lành nhanh hơn.
Organogenesis còn chế tạo được loại sụn dùng cho các trường hợp bệnh về khớp. Từ đây về sau, nhiều ca tổn thương khớp sẽ được chữa lành vĩnh viễn bằng loại sụn này vì đó thực sự là sụn của riêng bệnh nhân được cấy trong phòng thí nghiệm.
Tại sao không cây các tế bào lên trực tiếp cho bệnh nhân? Vì trong cơ thể chúng nhận được vô số thái độ đón tiếp khác nhau. Nếu bị thù hằn - các tế bào này sẽ bị đẩy khỏi cơ thể mà chưa kịp mọc đầy đủ.
Dựa trên nguyên tắc này, các nhà nghiên cứu Dvid Mooney và James Martin thuộc Trung Tâm Y khoa Carolina đã chế tạo ra mô ngực người dùng cho bệnh nhân bị cắt ngực vì ung thư. Phương pháp này an toàn hơn cách đặt túi silicone hay nước sinh lí. Mooney nói: "Chúng tôi đang thử nghiệm trên thú vật. Hi vọng trong ba năm tới sẽ thực hiện được trên người".
Tuy nhiên, ứng dụng độc đáo nhất của các nhà khoa học là việc chế tạo van tim - bộ phận điều hòa đông máu đi từ tim đến khắp cơ thế. Hàng năm có hàng trăm người trên thế giới phải thay van tim hư bằng van plastic, van tim heo hoặc van tim người (rất hiếm). Tiến sĩ Christopher Breuer là người đứng đầu nghiên cứu này. Trước tiên, ông lấy một mô tim, đặt trên khuôn polyme biến mất và xuất hiện một van tim. Breur đã thử làm van tim cho cừu, kết quả rất hứa hẹn. Khi dùng van tim này, bệnh nhân sẽ không cần dùng đến các thuốc chông đào thải và thời gian sống sẽ kéo dài hơn rất nhiều.
Liệu nhờ phương pháp này, người ta có thể làm ra nguyên một quả tim, lá phổi, lá gan... cho con người? Đây là một vấn đề thú vị, song hiện tại chưa ai giải quyết được vì tính phức tạp của các cơ quan này và mặt khác chúng không dễ dàng "mọc" lên bằng cách cấy hiện nay. Dù sao con người vẫn hi vọng...