Phân tích bài thơ "Phò giá về kinh" (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải để làm rõ ước mơ thanh bình ngàn đời của cha ông ta

DÀN Ý

Mở bài:

+ Đất nước và nhân dân có cuộc sống thanh bình, hạnh phúc là mơ ước ngàn đời của cha ông ta.

+ Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” ("Phò giá về kinh") của Trần Quang Khải đã thể hiện rất rõ ước mơ đó.

Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát về bài thơ: sáng tác năm bao nhiêu, trong hoàn cảnh nào?

+ Khí thế chiến thắng hào hùng của dân tộc được thể hiện trong bài thơ như thế nào? (chiến thắng Chương Dương, chiến thắng Hàm Tử, việc đổi trật tự hai chiến thắng,...).

+ Hai câu cuối đã thể hiện tư tưởng gì của tác giả? (khát vọng xây dựng, phát triển cuộc sống trong hoà bình, với niềm tin đất nước bền vững muôn đời).

+ Theo Trần Quang Khải muốn đất nước tồn tại được ngàn năm thì phải làm gì? (phải rèn luyện tu bổ cả trí tuệ và sức lực). Lời khuyên ây có đúng đắn không? Trong xã hội ngày nay nó có còn vai trò gì nữa không? (Đó là lời khuyên nhủ đúng với mọi thời đại).

Kết bài:

+ Đánh giá về bài thơ:

  • Khát vọng về một đất nước thanh bình được thể hiện ở những chiến thắng chống ngoại xâm, ở lời động viên khuyên nhủ xây dựng đất nước.
  • Lời động viên và khát vọng ấy vẫn là mơ ước ngàn đời của cha ông ta.

+ Suy nghĩ về đất nước trong hiện tại và vai trò của bản thân, thế hệ mình đối với đất nưởc.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.