Nội dung và nghệ thuật truyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

HƯỚNG DẪN

1. Đặc điểm về nội dung

Với truyền thuyết này, kết cấu cốt truyện được xây dựng thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhân dân khá rõ. Nội dung của tác phẩm được phân thành hai phần, có thể tồn tại độc lập nhưng vẫn nằm trong chỉnh thể. Ta sẽ phân tích hình tượng các nhân vật trong sự phát triển của kết cấu cốt truyện để tìm hiểu chủ đề. Kết cấu hai phần của truyền thuyết thể hiện rõ nét chủ đề tư tưởng mà nhân dân muốn trao gửi cho thế hệ sau. Phần thứ nhất là bài học dựng nước và chiến thắng của An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc. Phần thứ hai là bài học rút ra từ việc mất nước, do lỗi lầm của cha con An Dương Vương. Đó là sự thật lịch sử nhưng cũng là dụng ý nghệ thuật được tác giả dân gian khắc họa.

a) Phần 1: Bài học dựng nước và chiến thắng của An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc.

Theo chúng tôi, cuộc tranh chấp Hùng - Thục thực ra là một tất yếu lịch sử phù hợp với thời đại sử thi. Đó là thời kì liên minh bộ tộc để mở rộng địa bàn, lãnh thổ. Bộ tộc nào mạnh, bộ tộc ấy sẽ chiến thắng. Người anh hùng nào tài giỏi, đủ sức mạnh chiến thắng, người anh hùng ấy được tôn vinh. An Dương Vương đã có công sáp nhập nhà nước Văn Lang với nhà nước Âu Việt để trở thành quốc gia Âu Lạc lớn mạnh, văn minh hơn. Là một thủ lĩnh bộ tộc vùng cao, An Dương Vương đã có cái nhìn chiến lược, tài quân sự khi quyết định dời kinh đô từ vùng núi Phong Châu của vua Hùng về định đô ở đồng bằng ven biển sông Hồng thuộc cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội (rất gần với cô' đô Thăng Long của các vua nhà Lí hơn một ngàn năm sau, nghĩa là rất gần với trung tâm Thủ đô Hà Nội bây giờ). Chi tiết An Dương Vương xây thành Ốc (Loa Thành) mãi không xong, sau phải “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”, được sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp cho kế sách diệt trừ yêu quái để xây thành, cho vuốt làm nỏ thần... là những chi tiết đậm yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Có thành cao (Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ố'c, cho nên gọi là Loa Thành), vũ khí linh diệu (nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc), nên khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược nước ta, chúng đã thua lớn, không dám đối chiến, bèn xin hòa. Yếu tố thần thoại đan xen với yếu tô' lịch sử khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng tính khái quát, ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết chiến thắng yêu quái thể hiện những khó khăn và quyết tâm của cha ông ta trong buổi đầu dựng nước. Chi tiết vuốt của thần Kim Quy là sự lí tưởng hóa, khái quát hóa kĩ thuật chê' tác đồ đồng, mũi tên đồng của cha ông ta thời

Âu Lạc mà tiêu biểu là tài năng của tướng quân Cao Lỗ - người sau này được nhân dân một số địa phương thờ phụng. Khoa học khảo cổ với các công trình khai quật lòng đất Loa Thành vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX đã tìm được rất nhiều mũi tên đồng, những công cụ bằng đồng... đã chứng minh sự gắn kết giữa huyền thoại và lịch sử. (Người Hi Lạp cũng đã khai quật và tìm được dấu tích thành Tơ-roa chìm khuất trong lòng đất nhờ những chỉ dẫn trong sử thi huyền thoại I-li-át, ô-đi-xê). Hình tượng nỏ thần nằm trong môtíp vũ khí thần kì không thể thiếu trong các truyền thuyết và cổ tích về người anh hùng chông ngoại xâm: roi sắt, ngựa sắt của người anh hùng Thánh Gióng, vuốt rùa của Triệu Quang Phục, gươm thần của Lê Lợi, thanh gươm ông Tú trong truyền thuyết Tây Nguyên... Nguyên nhân tạo nên chiến thắng là do An Dương Vương có ý chí quyết tâm, có tinh thần bền bỉ trong sự nghiệp dựng nước, được tổ tiên, trời đất phù trợ, nhân dân giúp sức, biết sử dụng tài năng của các tướng giỏi như Cao Lỗ... Có được các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa ấy, người cầm quân giành chiến thắng là tất yếu.

b) Phần 2: Bài học rút ra từ việc mất nước, do lỗi lầm của cha con An Dương Vương.

Nội dung của phần này tập trung phản ánh và khắc họa sâu sắc nguyên nhân thất bại của cha con An Dương Vương. Có thành cao, hào sâu, vũ khí thần kì nhưng yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Do chủ quan, khinh địch, An Dương Vương đã cho Triệu Đà cầu hòa rồi “vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy”. Ý vào vũ khí nên khi quân Triệu Đà đã kéo sát đến chân thành, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung chơi cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Loa Thành thất thủ, Vua chỉ còn biết đặt người con gái yêu quý nhất của mình lên ngựa chạy trốn về phương Nam.

- An Dương Vương là nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, là người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước nhưng cũng mắc sai lầm nghiêm trọng, lịch sử không thể tha thứ. Đất nước Âu Lạc rơi vào thảm kịch ngàn năm Bắc thuộc cũng từ lỗi lầm đau xót đó của cha con An Dương Vương. An Dương Vương đã phải chịu thất bại, nỗi đớn đau vô cùng to lớn: là một nhà vua có công dựng nước mà tự mình làm mất nước, là một người cha rất mực yêu con mà phải tự tay chém đầu con gái yêu quý nhất của minh. Hành động chém đầu con gái của An Dương Vương vừa thể hiện bi kịch của An Dương Vương vừa là cách khắc họa thêm tính cách của nhà vua. Khi tỉnh ngộ, nhận rõ lỗi lầm, An Dương Vương đã kiên quyết đặt lợi ích quốc gia lên trên tình nhà.

Nhân dân rất công bằng khi thể hiện thái độ về luận công và tội của nhà vua. Khi kết thúc truyền thuyết, dân gian không để An Dương Vương tự tử ở biển Đông khi cùng đường như lịch sử ghi lại mà để thần Kim Quy hiện lên trao sừng tê bảy tấc cho An Dương Vương rẽ nước đi xuống biển Đông, hòa thành khí thiêng, bất tử cùng sông núi (theo quan niệm dân gian, người anh hùng có công với đất nước không bao giờ chết). Ta lại gặp ở đây môtíp hóa thân kì ảo rất quen thuộc trong các truyền thuyết về người anh hùng dân tộc. Nếu như hình tượng Thánh Gióng bay lên trời có âm hưởng hào hùng, kì vĩ thì hình tượng An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ nước dẫn đi xuôhg biển có âm hưởng bi tráng hơn. An Dương Vương được thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta, đền thờ lớn nhất ở cổ Loa (Hà Nội).

- Nhân vật Mị Châu chỉ xuất hiện ở phần sau của câu chuyện, là nguyên nhân trực tiếp gây nên họa mất nước. Có nhiều ý kiến đánh giá về nhân vật Mị Châu, người lên án, kẻ bênh vực, song cần phải bám vào chi tiết nghệ thuật để hiểu thái độ của nhân dân. Nếu quan điểm đạo đức phong kiến đánh giá người phụ nữ thso tiêu chí “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) thì Mị Châu nặng phần đáng thương mà nhẹ phần tội lỗi. Nàng là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Nhân dân đã đánh giá về hành động của nàng như thế nào? Nhân dân đứng trên quan điểm nào để xem xét? Mị Châu tin yêu chồng nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một người dân đôi với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dẫu chỉ vì nhẹ dạ, vô tình cho Trọng Thủy “xem trộm nỏ thần”. Nếu sự mất cảnh giác của vua cha là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây nên họa mất nước. Nàng tin yêu chồng bằng tình yêu mù quáng. Nhân dân đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu. Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi MỊ Châu: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu”. Trọng Thủy vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, thế mà Mị Châu nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn ngồi trên lưng ngựa sau vua cha rắc lông ngỗng cho quân Triệu Đà lần theo dấu vết. Phải chăng áo lông ngỗng càng lúc càng đẩy cha con nàng đến con đường cùng không lối thoát? Nhân dân đã thể hiện quan niệm của mình rất rõ ràng khi để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí nhân dân) kết tội Mị Châu thật đanh thép, không khoan nhượng: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”.

Cần chú ý, nhân dân gọi Mị Châu là giặc. Nhân dân không đánh giá nàng theo quan điểm đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm quốc gia, dân tộc để kết tội nàng. Nàng phạm phải lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước. Nhân dân đã để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi gươm nghiêm khắc của vua cha. Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu lí vừa đạt tình. Có tội thì phải đền tội nhưng oan tình cần được hóa giải. Hãy nghe lời khấn của Mị Châu trước khi bị chém đầu. Theo Đỗ Bình Trị, “Nếu cho rằng Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là câu chuyện tình yêu chung thủy, đẹp đẽ thì đó là lời nhục mạ vong linh nàng Mị Châu tội nghiệp, vì nếu thế nàng sẽ là kẻ si tình, mù quáng cho đến tận lúc chết”. Nhưng nàng chỉ vô tình mà mắc tội. Khi nghe lời phán quyết của thần Kim Quy, biết mình bị lừa dốì, nàng không một chút nào nhớ đến Trọng Thủy, không một lời nào xin tha tội chết mà chỉ còn duy nhất ước nguyện được minh oan cho lỗi lầm không thể tha thứ của mình: “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dôl thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Lưỡi gươm oan nghiệt của vua cha vung lên, máu người con gái “chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu”. Lời khấn của nàng công chúa vừa đáng giận vừa đáng thương được ứng nghiệm, oan tình được hóa giải nhờ trí tưởng tượng và thái độ nghiêm khắc mà nhân hậu của nhân dân.

Một số bản kể trong dân gian còn có chi tiết, sau khi chết, máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn phải hóa thành ngọc, xác của nàng kết thành hòn đá hình người con gái không đầu trôi theo dòng sông về vùng đất cổ Loa thì dừng lại. Nhân dân trong vùng biết là đá thiêng, rước về lập am Mị Châu. Ngày nay nếu có dịp về thăm hoặc dự lễ hội cố’ Loa (Đông Anh, Hà Nội), ta có thể vào thắp hương ở am Mị Châu, gần đền thờ An Dương Vương. Trong ngôi đền nhỏ, nghi ngút khói hương, pho tượng nàng công chúa không đầu, mặc áo hoàng bào, đeo nhiều châu ngọc là lời nhắc nhở vô cùng thấm thìa và sâu sắc cho bao thế hệ về bài học lịch sử mất nước đau xót và nỗi oan tình quá đỗi đau thương của công chúa Mị Châu. Hóa đá vì oan khuất, vì tuyệt vọng cũng là môtíp nghệ thuật quen thuộc trong truyện kể dân gian. Trong truyền thuyết Trầu cau, Lang — nhân vật người em bị người anh ngờ oan — buồn bã ra bờ sông ngồi khóc, kiệt sức mà hóa đá; nàng Vọng Phu ôm con chờ chồng, hóa đá trong nỗi đau đớn tuyệt vọng khôn cùng. Những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời đó là những lời nhắn gửi vô cùng sâu sắc, lòng nhân hậu bao dung của nhân dân có sức trường tồn vẫn lung linh tỏa sáng.

Bài học giữ nước và câu chuyện tình bi thảm này là nguồn cảm hứng không vơi cạn cho các tác giả đời sau:

— Một đôi kẻ Việt, người Tần

Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương

Vuốt rùa chàng đổi móng,

Lông ngỗng thiếp đưa đường.

Thể nguyền phu phụ

Tình nhi nữ, việc quân vương.

(Tản Đà)

— Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.

(Tố Hữu)

- Nhân vật Trọng Thủy: Việc đánh giá nhân vật này có phần thông nhất hơn. Trọng Thủy là kẻ thực hiện âm mưu đen tối của vua cha là thôn tính quốc gia Âu Lạc. Trọng Thủy hiển nhiên được coi là tên gián điệp không hơn không kém. Song, không thể nói rằng Trọng Thủy không phải là nhân vật chứa đựng mâu thuẫn. Khi đạt được ý nguyện của vua cha, thôn tính được đất nước Âu Lạc, lần theo dâu lông ngỗng tìm thấy xác Mị Châu, Trọng Thủy đem xác vợ về chôn cất, “thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết”. Chính cái chết đã làm sáng lên chút nhân tính còn lại trong con người Trọng Thủy. Cái chết của Trọng Thủy, Mị Châu là lời tô' cáo âm mưu và thực tê' chiến tranh xâm lược, phản ánh mối quan hệ giữa nước và nhà, sô' phận quốc gia và hạnh phúc cá nhân. Có dị bản ở vùng cổ Loa kể rằng, khi Triệu Đà thắng lợi mở tiệc khao quân, thuyền của Trọng Thủy đang dạo chơi trên hồ thì oan hồn Mị Châu hiện lên túm cổ dìm chết Trọng Thủy. Chúng ta thấy đây là bản kể không có tính hệ thống nếu đặt trong tương quan với hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Nếu oan hồn Mị Châu dìm chết Trọng Thủy thì làm sao có thể còn tồn tại hình tượng ngọc trai - giếng nước sâu sắc và giàu ý nghĩa như vậy. “Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm”. Hình tượng này đã hóa giải nỗi oan của Mị Châu và cả nỗi giày vò, ân hận của Trọng Thủy. Bài học cảnh giác cao độ và sự cảm thông sâu sắc với những nỗi oan tình. Tìm hiểu truyền thuyết rõ ràng phải kết hợp cả việc khai thác hình tượng nghệ thuật, các môtíp nghệ thuật theo hướng thi pháp học, đồng thời phải chú ý đến phương pháp nghiên cứu liên ngành.

Nhân dân đã nghiêm khắc biết bao và cũng nhân hậu biết bao khi xử lí số phận ba nhân vật trung tâm của tác phẩm qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và có sức lay động lòng người.

2. Đặc điểm nghệ thuật

Nghệ thuật xây dựng nhân vật vừa gắn với “cái lõi sự thật lịch sử” vừa lung linh yếu tố hoang đường, kì ảo, tạo nên “chất thơ và mộng” tràn đầy trong tác phẩm. Các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ và hành động được chọn lọc để khắc sâu hình tượng nhân vật: An Dương Vương tài giỏi nhưng mất cảnh giác, giặc đến vẫn điềm nhiên đánh cờ, rút kiếm chém con gái, lời của thần Kim Quy; Mị Châu ngồi trên lưng ngựa rắc lông ngỗng, lời khấn nguyền của nàng trước khi chết...

Những hư cấu nghệ thuật (Rùa Vàng, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái) được sáng tạo là để nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đô'i với thái độ dũng cảm của vị anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu là lời giải thích lí do mất nước và nỗi đau mất nước.

Kết cấu vừa theo công thức chung vừa có nét riêng độc đáo, khắc họa hai phần chính của cốt truyện thể hiện chủ đề tư tưởng một cách nhất quán, đó là nguyên nhân tạo nên chiến thắng và thất bại đau xót của cha con An Dương Vương. Các tình tiết chặt chẽ, hấp dẫn, hình tượng ngọc trai - giếng nước có xu hướng cổ tích hóa và có ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.