Nét đặc sắc nghệ thuật trong “Người trong bao” của A.P.Sê-khốp

Là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, Sê- khốp bước vào lịch sử văn học Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói. Tác phẩm của Sê-khốp đã nghiêm khắc lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo và cuộc sống ăn hội của những tầng lớp cường quyền nước Nga đương thời đồng thời phê phán sự bất lực của giới trí thức và sự sa đọa về tinh thần của một bộ phận trong số họ. Sê-khốp đồng cảm sâu sắc, trân trọng đối với những người dân nghèo, người nông dân Nga, yêu thắm thiết và tin tưởng vào tương lai của nhân dân Nga, đất nước Nga. “Người trong bao” là một trong ba chuyện ngắn (Khóm phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu, Người trong bao) chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản, lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức Nga những năm cuối thế kỉ XIX. Tác phẩm để lại ấn tượng cho người đọc bởi những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.

Những kiểu người kì quái, lạ lùng thường xuất hiện trong xã hội suy tàn. Họ không chỉ gây tò mò mà còn làm vẩn đục bầu không khí trong cuộc sống, đem lại tai họa cho những người xung quanh. Bê-li-cốp là một quái thai như thế của xã hội. Với lối sống thu mình vào trong vỏ ốc cực kì quái đản, một giáo viên binh thường như Bê-li-cốp đã trở thành nỗi ám ảnh cho mọi người trong xã hội lúc đó. Thông qua tài năng nghệ thuật của mình, Sê-khốp đã biến một anh chàng giáo viên dạy tiếng Hi Lạp cổ trở thành một hình tượng điển hình cho bộ phận không nhỏ người Nga lúc bấy giờ. Hình tượng Bê-li-cốp hiện lên thật độc đáo, kì dị và khác thường. Hắn kì dị cả về cách ăn mặc trong tính cách. Cách ăn mặc của hắn thật quái dị: “Hắn ta nổi tiếng về một điều là lúc nào cũng vậy, thậm chí cả vào những khi đẹp trời, hắn đều đi giày cao su, cầm ô và nhất thiết là mặc áo bành tô ấm cốt bông”. Tất cả đều màu đen và đều nằm trong bao, cho vào bao. “ô hắn cũng để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da hươu; và khi rút chiếc dao nhỏ để gọt bút chì thì chiếc dao ấy cũng đặt trong bao; cả bộ mặt hắn ta dường như cũng ở trong baọ vì lúc nào hắn cũng giấu mặt sau chiếc cổ áo bành tô bẻ đứng lên...” Sẽ không ai có thể không lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy cái hình hài đó của hắn. Sự kì dị trong cách ản mặc đồng thời cũng nói lên sự kì cục lập dị trong tính cách và thể hiện một nhân cách hèn nhát và bé mọn. Lúc nào hắn cũng có một khát khao mãnh liệt là thu mình vào trong một cái vỏ, tạo cho mình “một thứ bao có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bến ngoài”. Tính cách kì quái đó của Bê-li-côp được tác giả đẩy lên cao hơn nữa với khá nhiều dẫn chứng sinh động trong cuộc sống hàng ngày, “ở nhà hắn cũng sống thế thôi: cũng vẫn mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then, có đủ sự ngăn cấm và hạn chế, lúc nào cũng sợ nhỡ có chuyện gì xảy ra. Buồng ngủ của Bê- li-cốp chật như cái hộp. Khi nằm ngủ, hắn kéo chăn trùm đầu kín mít..”.. Ngay cả trong mối quan hệ với đồng nghiệp hắn cũng giữ nguyên thói quen hết sức kì cục của mình. Những tiếng thở dài và thói quen sống khác người của hắn tác động đến những người xung quanh. Con người là tổng hoà các mối quan hệ. Nhưng hắn lại đang cố gắng tìm mọi cách để dí trái lại các qui luật tất yếu ấy. Hắn không muốn quan hệ với bất cứ ai. Hắn chỉ muốn giấu mọi thứ vào trong bao. Từ lối sống cho đến suy nghĩ hắn đều muôn giấu ở trong bao. Y không có ý kiến riêng về bất kỳ một vấn đề nào. Nói điều gì cũng viện vào các chỉ thị, thông tư, sợ bị vi phạm vào những chỉ thị, thông tư ấy một cách hết sức máy móc và giáo điều. “Bê-li-cốp sợ hãi”: sợ nói to, sợ chửi tục, sợ làm quen, đọc báo, giúp đỡ người nghèo, dạy chữ... Câu nói cửa miệng của Bê-li-cốp là: “Nhỡ có chuyện gì xảy ra...”. Cái sự “nhỡ có chuyên gì” ấy góp phần khắc họa tính cách hèn nhát của hắn, nó chi phối đến cả cuộc đời hắn, khiến cho hắn lúc nào cũng sống trong cảm giác sợ hãi.

Bê-li-cốp chưa có một phút giây nào dám sống cho chính mình cả. Hắn tìm kiếm sự an toàn cả về thể xác lẫn tâm hồn trong một cái bao lớn để nó có thể trở thành lớp vỏ ngăn, bảo vệ bao bọc cho hắn khỏi những tác động của cuộc sống bên ngoài. Bê-li-cốp trở thành một điển hình cho lối sống trong bao của một bộ phận không nhỏ trí thức Nga trong thời kì đó. Hắn làm ta nhớ đến hàng loạt các nhân vật tương tự như anh đầy (Anh béo và anh gầy), anh viên chức (Cái chết của một viên chức), ông Lí Sự (Ớ nơi đày ải. Tất cả họ đều là những con người nhỏ bé, hèn nhát đến tội nghiệp. Họ nhỏ bé từ lốì sống, cách cư xử và đến ngay cả những ước mơ, một hình thức khác của lối sống trong bao đáng bị phê phán. Trong kiểu các “nhân vật trong bao” đó, Bê-li-cốp có thể coi là một nhân vật điển hình tiêu biểu nhất. “Tính chất trong bao” của hắn được cao độ hóa đến mức nó toát lên từ tất cả những gì thuộc về con người hắn: hình dáng, cách phục sức, cách cư xử, suy nghĩ, nhân cách... Những biểu hiện đó chỉ có trong Bê-li-cốp, là riêng của Bê-li- cốp nhưng nó lại có sức khái quát lớn cho một lối sống trong bao của tất cả những thân phận “con người nhỏ bé thời bấy giờ”.

Cùng với việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, Sê-khôp còn rất tài tình trong việc xây dựng biểu tượng. Đọc tác phẩm cái ám ảnh người đọc, bên cạnh hình tượng Bê-li-cốp còn là hình ảnh “chiếc bao” luôn song hành cùng với hắn, một hình ảnh sáng tạo độc đáo có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Chiếc bao là vật dùng để bao gói, đựng đồ vật, hàng hóa. Nó được Sê-khôp dùng để ám chỉ cho tính cách và lối sống của Bê-li-cốp. Chiếc bao còn là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng cho kiểu người trong bao, lối sống trong bao, một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ồ nước Nga nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Hình ảnh mang tính biểu tượng và có ý nghĩa phổ quát sâu rộng. Nó không chỉ gợi nên thực trạng xã hội Nga tại thời điểm đó, trói buộc, tù túng, vây hãm cuộc sống con người trong một “cái bao” khổng lồ mà còn ám chỉ cho lối sống phẳng lặng, nhạt nhẽo, vô nghĩa lí của một bộ phận không nhỏ: “Quanh quẩn mãi cũng vài ba dáng điệu/ Tới hay lui cũng bằng ấy dáng hình”.

Không chỉ đặc sắc ở nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, Sê-khốp còn khiến cho người đọc bị hấp dẫn bởi nghệ thuật kể chuyện đầy ấn tượng. Tác phẩm lựa chọn nhân vật trong truyện đồng thời là người kể chuyện (Bu-rơ-kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi). Rồi chính tác giả, vẫn giữ ngôi thứ ba, kể lại câu chuyện của Bu-rơ-kin. Cách kề chuyện này vừa đảm bảo tính khách quan vừa thể hiện được tính chủ quan, gây được cảm giác gần gũi, chân thực. Tác giả chỉ là người nghe và kể lại câu chuyên. Ông không bình luận mà nhường quyền bình luận cho những người trong cuộc nhưng qua đó người ta vẫn hiểu được thái độ và quan niệm của ông gửi gắm trong đó. Câu chuyện có cấu trúc truyện Ịồng trong truyện: truyện kể của tác giả về hai người đi săn về muộn; truyện kể của Bu-rơ-kin về Bê-li-cổp. Người đọc bị cuốn hút và bất ngờ từ hết câu chuyện này sang câu chuyện khác và cuốì cùng bị thu hút hoàn toàn trong câu chuyện kể về Bê-li-cỗp. Giọng kể mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ sâu sắc. Người ta cười sảng khoái trước sự kệch cỡm của Bê-li-côp nhưng sau đó lại giật mình thấm thìa cho sự xuống cấp của nhân cách, lối sống con người. Tác phẩm cũng xây dựng nhiều sự đối lập: đốì lập giữa các kiểu người, tính cách, lối sống (Bê-li-cốp - Chị em nhà Va- ren-ca; Bê-li-cốp với những người xung quanh hắn, nơi hắrí làm việc). Đối lập đến mức không thể dung hòa mà chỉ có thể giải quyết theo hai hướng khác nhau: hoặc là đồng hóa theo (như những người xung quanh Bê-li-cốp đã vô hình chung bị nhiễm tính cách của hắn) hoặc phải loại trừ nhau (Hai chị em Va-ren-ca cuối cùng chuyển đi nơi khác bở sự xuất hiện của hai chị cô, hai con người sống hồn nhiên vui vẻ với đúng con người mình, không thể làm thay đổi cái lối sống, không khí sống u ám, buồn tẻ, tù túng đã trở thành quen thuộc nơi ấy. Từ hình tượng nhân vật điển hình và hình ảnh biểu tượng cùng với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tác phẩm lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đôi với hiện tại và tương lai của nước Nga và bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường và hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như thế. Lời kêu gọi ấy cũng giống như những gì ta đã từng được nghe ở Xuân Diệu:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

Nét đặc sắc trong nghệ thuật của “Người trong bao” đã không những giúp cho việc khắc họa hình tượng nhân vật trỗ nên sâu sắc và hiệu quả hơn mà còn chứng minh cho cái tài, cái tâm của Sê-khốp. Với tác phẩm tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và phong cách sáng tác này, Sê-khốp xứng đáng là “con chim linh điểu trên đại ngàn và thảo nguyên Nga”...

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.