Anh (chị) hãy phân tích bài: Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu

Thôi Hiệu sinh ra và lớn lên vào những năm sơ - thịnh Đường, tính tình phóng khoáng, thích đi ngao du sơn thuỷ. Một lần đến chơi thành Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Thôi Hiệu lên ngắm lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh thu vào tầm mất, nhà thơ càm thấy có một nỗi buồn thấm thía mơ Hồ thấm vào cõi lòng. Ông xúc cảm viết bài Hoàng Hạc lâu, khiến mọi người cảm phục. Quan sở tại đã cho khắc bài thơ lên vách lầu Hoàng Hạc. Sau này, tương truyền có lần "thi tiên" Lí Bạch đến lầu Hoàng Hạc, toan cầm bút đề thơ, nhưng không sao viết, được vì đã có thơ Thôi Hiệu đây rồi.

Bài thơ này đã lưu truyền ở Việt Nam từ rất lâu và được một sổ người chuyển dịch sang tiếng Việt. Trong đó, có lẽ thành công hơn cà là bản dịch đầy tài hoa của nhà thơ Tản Đà:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

Hạc vàng đi mất từ xưa,

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Hán Dương sông tạnh cây bày,

Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

Quê hương khuất bóng hoàn hôn,

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

Huy Cận đã chịu ảnh hưởng hai câu kết trong bài thơ này khi viết hai câu kết của bài Tràng giang:

Lòng quê dờn dọn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Thôi Hiệu và Huy Cận đều có chung một nỗi nhớ của người xa quê. Có điều, Thôi Hiệu nhận nhìn thấy khói và sóng trên sông mà này sinh ra tâm trạng ấy, còn Huy Cận “không khói hoàng hôn" (tức là không có cái gì gợi nhớ), nhưng "cũng nhớ nhà". Đó là cái độc dáo của Huy Cận. Nhưng dẫu sao, thì hai câu thơ của nhà thơ Việt Nam nói trên vẫn đậm đặc chất Đường thi, chất Thôi Hiệu trong cốt cách, trong tình tuý.

Hoàng Hạc lâu đúng là một kiệt tác. Bài thơ mạnh mẽ sinh động, đặc biệt thành công về mặt âm điệu. Thành công này có được do kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng thành thục luật Đường thi và sự phá luật khi cần thiết để diễn tả hay nhất những cảm xúc.

Bốn câu đầu bài thơ tập trung khá nhiêu đặc sắc về mặt âm diệu. Câu đầu tiên của bài thơ là một câu phá luật. Chữ thứ hai lẽ ra là thanh trác ở đây lại là thanh bằng. Chữ thứ tám lẽ ra phải vần với chữ thứ tám các câu 4, 6, 8 và có thanh bằng, ở đây lại thất vận và dùng thanh trắc. Sự thay đổi trên làm cho câu thơ có một nhạc điệu man mác, đặc biệt thanh trắc của chữ thứ tám dường như kéơ dài thêm mỗi âm điệu của câu thơ, diễn tả rất đạt nỗi bằng hoàng đến ngẩn ngơ trước một thực tại: người tiên và hạc vàng đâu còn nữa. Câu thơ dịch của Tàn Dà. "Hạc vàng ai cưỡi đi đâu” thật thần tình.

Nó không hề đánh mất mà đã chuyến đến người đọc Việt Nam trọn vẹn cái hay của câu thơ Thôi Hiêu cả về tứ thơ lẫn âm điệu

Câu thơ thư hai phát triển tiếp tục ý tứ của câu thứ nhất trong sự đối lập xưa và nay, còn và mất. Đây cũng là một sáng tạo của Thôi Hiệu vì thơ Đường không đặt ra yêu cầu đối giữa hai câu phá đề và thừa đề ở câu thơ này. Thôi Hiệu không chú ý tạo sự đối lời mà hướng tới sự đối ý: người tiên, chim hạc không còn nhưng lầu Hoàng Hạc còn đó. Chữ "trơ" trong câu thơ, tác giả hạ thật đắt, vừa gợi thế đứng một mình cô độc trên lầu Hoàng Hạc nơi trần thế không có gì vĩnh hằng vĩnh cửu này. vừa diễn tả cảm xúc ngậm ngùi luyến tiếc trước cành đó người đâu. Có một cái gì như là bằng hoàng, ngẩn ngơ lại như là trầm tư, suy ngẫm trước mối quan hệ xưa nay - còn mất ở đời.

Câu thơ thứ ba, thứ tư lại hướng vế mối quan hệ giữa cái vô cùng và cái hữu hạn đám mây trắng kia là của hôm nay hay của nghìn đời xưa? Hạc vàng bay đi rôi trở lại hay mãi mãi không trở về? Sự trăn trở đầy triết lí được diễn tả trong những câu thơ âm điệu khá độc đáo. Sáu trên bảy tiếng của câu thứ ba là thanh trác làm cho câu thơ phá luật tạo âm điệu không êm dịu, nhẹ nhàng như diễn tả sự bừng tình của nhà thơ sau một hồi đắm chìm trong cảm xúc bằng hoàng để nhận ra sự thưc đau đớn: hạc vàng một khi đã bay đi không bào giờ trở lại. "Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản"). Câu thứ tư mang âm điệu êm dịu khác hẳn câu thứ ba. Năm trên bảy chữ có thanh bằng nhất là ba tiếng cuối cùng của câu (không du du) có thanh bằng liên tiếp (người Trung Quốc gọi là lối tam bình điệu) đã góp phán diễn tả rất đạt những đám mây trắng nhẹ nhàng bay trên không trung. Chính hai tiếng “Thiên tài" đã mang lại cho hỉnh ảnh "đám mây trắng” chiếu sâu của sự suy tưởng: đám mây trắng chi mới xuất hiện hôm nay hoá ra đã có từ nghìn nãm, trong cái hữu hạn của ngày hôm nay đã chứa cái vô hạn của muôn đời.

Trong bốn câu thơ đầu, thực tại và quá khứ, cành vật và càm xúc, tả thực và suy tương xen kẽ nhau trong những vần thơ biến hoá về âm điệu, vừa quy phạm, vừa tài hoa. Điều kì lạ là điệu văn của cả bốn câu đi thẳng một mạch từ chữ đầu cho đến hết câu 4 với hai tiếng "Hoàng Hạc" nhắc đi nhắc lại khiến người đọc hình dung ra được cái cảnh những đám mây trắng nhẹ nhàng lờ lững bay trên không trung đưa bốn người lử khách bay theo” (Trần Trung San).

Bổn Câu thơ cuối đưa người đọc từ sự suy tư, đắm chìm trong những cảm xúc đầy triết lí trở lại với cuộc sông thực - để ngắm nhìn hàng cây, bãi cỏ, để cùng băn khoăn một nỗi băn khoăn trần thế - "Nhật mộ hương quan là xứ thị - chiều tối rồi, quê hương ở nơi đâu? Bức tranh thiên nhiên trong hai cảu 5 và 6 hiện lên với những chi tiết thực, hàng cây đất Hán Dương soi bóng rõ mồn một xuống lòng sông tạnh, bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi. Cảnh sắc tươi tắn, bình dị và giàu sức sống khiến cho bài thơ miêu tả một di tích, một cổ lâu mà vẫn gần gũi cuộc đời thực tại. Hai câu kết đưa người đọc trở lại với nỗi trăn trở và cảm xúc của một người khách xa nhà. Điệu văn ở câu 5 và 6 "chậm lại và đi song song với nhau nghiêm trọng, tề chỉnh và tiếp tục nặng nề đi đến câu cuối bài tận cùng bằng vẫn trầm tĩnh thanh duy nhất (sầu) diễn tà mối sầu miên man, dàng dặc đến vô cùng" (Trần Trung San).

Bài thơ. Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là bài thơ hay vì "âm diệu uyển chuyển nhịp nhàng, lúc mau, lúc khoan, khi bổng khi trầm như ru hồn người ta theo với âm ba của những vần trong bài thơ. Bài thơ có bốn vần bằng (lầu, du, châu, sầu). Vần trầm bình thanh (sầu) ở cuối cùng, sau ba vần đều là phá bình thanh (lầu, du, châu), nối tiếp nhau, diễn tả được mối sầu triền miên, nặng nề, bất tận của người khách xa nhà trước cảnh khói mây mịt mùng". Tài hoa sáng tạo âm điệu của tác già dồn lại trong bốn câu thơ đầu với nhiêu nét độc đáo. Bài Hoàng Hạc lâu còn đặt ra nhiều thi đề thường trở đi trở lại trong thơ ca cổ Trung Quốc: cái vô cùng và cái hữu hạn, tình và cảnh, quá khứ và hiện tại, cảnh tiên và cõi tục, cái còn và cái mất. Đấy chính là sự thâm thuý, hàm súc của tác giả. Trong thể song hành của hai nửa bài thơ, nửa đầu nặng về sự phố diễn càm xúc bằng hoàng, ngẩn ngơ, đau đớn, triển miên suy tư vế quá khứ. Nửa cuối quay lại với hiện thực trần gian: hàng cây, bãi cỏ và mây khói mịt mùng trên dòng sông gợi nhớ một miền quê xa vắng. Càm xúc ở đây giàu chất nhân bản lành mạnh khiến bài thơ đọng lại mãi trong tâm hồn bao thế hệ bạn đọc.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.