Mỗi dịp Tết đên, xuân về, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh mâm ngũ quả, cành đào, cành mai còn có bánh chưng bánh giầy cũng được bày lên một cách trang trọng. Nhà tôi cũng thế thì dù bận rộn đến đâu cũng không đổi thay lệ ấy.
Nhờ thế năm rồi, vào đêm ba mươi tháng chạp, tôi cùng gia đình thức cạnh nồi bánh chưng chờ đón giao thừa, đêm càng khuya mọi vật đều chìm vào im lặng, chỉ còn nghe thấy nồi bánh sôi đều, củi cháy đượm, thỉnh thoảng vang lên tiếng nổ nhỏ lép bép. Tôi ngồi nhìn bếp lửa hồng,và thiếp đi, thả hồn theo những đóm sao từ đó bay lên.
Bỗng một tiếng nói dõng dạc của Vua Hùng phán:
- Cha biết mình gần đất xa trời. Cha muốn truyền ngôi cho một người trong mỗi chúng con. Các con hãy làm cỗ để cúng tổ tiên. Ai làm được món ăn quý vừa ý ta thì sẽ được ta chọn.
Nghe vua cha phán truyền như thế, các hoàng tử kia thi nhau cho người đi khắp nơi tìm kiếm thức ăn quý, nào là sơn hào hải vị, nem công, chả phượng chỉ để mong được làm vua. Họ đâu biết rằng có một thứ rất quen thuộc và nuôi sống họ hàng ngày chính là hạt gạo, có lẽ họ coi cái đó là sự bình thường vô dụng. Tôi đang lo sợ không biết làm món gì để cúng Tiên Vương vì trong nhà hiện giờ chỉ có lúa, gạo, khoai, sắn. Thì được Thần tiên mách bảo:
- Hãy lấy gạo làm bánh mà tế lễ. Tôi thấy lời thần thật đúng, ai cũng có thể làm ra lúa gạo, miễn là cần cù chịu khó, các thứ của ngon vật lạ kia ăn mãi rồi cũng chán, còn lúa gạo thì dùng được mãi. Vua Hùng là người yêu nước thương dân, yêu ruộng lúa đồng khoai nên hiểu sâu sắc ý nghĩa của hạt gạo. Bánh hình vuông tượng trưng cho đất, có cây cỏ muôn thú, bánh hình tròn tượng trưng cho trời. Đó là hai loại bánh chưng và bánh giày bày tỏ được lòng hiếu thảo của con cháu kính trọng tổ tiên. Và vua Hùng trân trọng tuyên bố Lang Liêu được giải nhất và được truyền ngôi. Tôi định tạ ơn vua cha thì bỗng có tiếng gọi:
- Thêm nước vào nồi bánh đi kẻo cạn hết rồi.
Tôi mở mắt ra thì là một giấc mơ, một giấc mơ thú vị. Đúng, người nôi ngôi vua phải nối chí vua và Lang Liêu lên làm vua là vô cùng xứng đáng. Những thứ thịt, đậu, gạo trắng rất tươi tốt, thơm ngon mà còn nói lên đất nước chúng mình, lúc nào cũng vui tươi thơm nồng như vườn cây đầy nhựa sông. Cũng vì hạt gạo đáng quý nên cả nước ta từ đó chăm nghề trồng trọt, cày sâu, cuốc bẫm và lúa gạo cũng ngày càng phát triển tốt hơn, thơm dẻo hơn. Em thấy một ông vua tốt, hiền thực sự phải một lòng vì dân vì nước, coi nước là nhà, coi dân là con như Vua Hùng và Lang Liêu.
Giờ đây, mỗi khi ngồi bên bếp lửa, thưởng thức vị ngon thơm quyến rũ của hai loại: bánh chứng bánh giầy này, em lại nghĩ tới câu chuyện "Sự tích bánh chưng bánh giầy". Em rất tôn trọng những người làm lụng một nắng hai sương để làm nên lúa gạo nuôi sống con người.