Cha ông ta từ xưa đến nay đều rất coi trọng lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bởi vậy tục ngữ có câu: “Lời nói gói vàng”. Không chỉ vậy, ca dao còn nhắc nhở:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Qua hai câu trên, dân gian đã bày tỏ suy nghĩ của mình về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
“Lời nói gói vàng”, “vàng” là thứ vật chất rất quý giá, sang trọng trong đời sống xã hội, chẳng vậy mà mọi thứ quý giá đều được so sánh với vàng: “Quý như vàng”. Như vậy, câu tục ngữ mang hàm ý so sánh lờĩ nói quý giá như gói vàng. Điều đó khẳng định ý nghĩa quan trọng của lời nói trong đời sống xã hội.
Dù quý giá như vậy, song lời nói lại là điều con người có thể tạo ra không mất tiền để có được:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Lời nói là thứ vô hình và rất giản dị, ai ai cũng có. Vậy cần phải nói như thế nào đế lời nói đạt được giá trị lớn nhất? Phải biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Lựa lời là chọn lựa từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt, lựa chọn cách biếu cám... để làm đẹp lòng vừa ý người đối thoại.
Tại sao lời nói lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?
Thứ nhất, bởi lời nói là phương tiện đê con người giao tiếp với nhau hàng ngày, giúp con người hiểu trao đổi tình cảm cá nhân, thông tin xã hội,... Lời nói phản ánh đúng hiện thực khách quan giúp con người có nhận thức đúng đắn về thế giới, từ đó có những hành động đúng. Ngược lại, những lời nói sai sự thật sẽ mang đến những hậu quả vô cùng tai hại. Bên cạnh đó, lời nói cùng có tác động rất lớn đến tình cảm, cảm xúc của con người. Lời nói dịu dàng, lịch sự khiến người nghe thấy dễ chịu, vui vẻ. Điều đó khiến không khí nói chuyện trở nên thân mật, mọi người xích lại gần nhau tạo được quan hệ gần gũi, chan hoà. Ngược lại, sự cộc cằn, thô lỗ trong giao tiếp chỉ khiến những người xung quanh khó chịu, bực dọc. Điều đó rất có hại cho quan hệ của mọi người với nhau.
Thứ hai, lời nói là một trong những yếu tố thể hiện nhân cách của cọn người. Cha ông ta từng có câu: “Người thanh tiếng nói cũng thanh...”. Những lời nói lịch sự, đúng mực cho biết chủ nhân của nó là người có học thức, có hiểu biết. Ngược lại sự thô lỗ, tục tằn chỉ khiến người khác có ấn tượng xấu về nhân cách của chủ nhân lời nói.
Dân gian luôn luôn đánh giá cao ý nghĩa và giá trị của lời nói trong đời sống xã hội. Bởi vậy, ta phải có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng, ngày. Có câu “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” nhắc nhở chúng ta phải suy nghĩ kĩ trước khi nói năng. Suy nghĩ đế lựa chọn từ ngữ, suy nghĩ để diễn đạt cho dễ hiểu, dễ chấp nhận, ... Tuy nhiên, dù cần khiến người khác “vừa lòng” song không vì thế mà nói những lời xu nịnh, gian trá. Nguồn gốc của cái hay, cái đẹp ở đời vẫn là những sự thật phù hợp với thực tế khách quan. Điều quan trọng là chúng ta nói như thế nàó để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Muốn làm được những điều đó, chúng ta cần học tập, trau dồi đạo đức và kiến thưc một cách vững chắc, tập sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ, đọc các tác phẩm văn học đế học được cách sử dụng ngón ngữ,
Lời nói là kho báu mỗi người đều tự có không mất công sức, tiền bạc để có được. Điều quan trọng là mỗi chúng ta cần có ý thức và cách thức đúng đắn trong việc sử dụng lời nói đế đạt hiệu quả giao tiếp lớn nhất.