Văn nghị luận: Bàn về tinh thần tự lực, tự cường

Cuộc đời là một trường tranh đấu. Tranh đấu để có nhà ở, có áo mặc, cơm ăn. Tranh đấu để làm người! Tranh đấu để ‘Tồn tại hay không tồn tại". Trên tinh thần ấy, ý nghĩa ấy, chúng ta hãy bàn về tinh thần tự lực, tự cường.

Vậy, nghĩa của tự lực, tự cường là gì?

Tự lực nghĩa là tự sức mình, với sức lực của bản thân mình, không nhờ cậy ai, khi làm mọi công việc.

Tự cường nghĩa là tự làm cho mình ngày một mạnh lên, không chịu thua kém người.

Tự lực, tự cường là những phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Tại sao, trong cuộc sống, phải tự lực, tự cường? Muốn ấm no, hạnh phúc, muốn sống thảnh thơi, yên vui, ai cũng phải tự lo liệu xây dựng lấy.

Không khoanh tay ngồi chờ, không thể ngồi, nằm “há miệng chờ sung”, hoặc cúi đầu, ngửa tay xin thiên hạ bố thí cho! Chỉ có loại người ngu đần dốt nát, phường giá áo túi cơm mới sống và hành xử như thế.

Muốn được sống trong độc lập, tự do, hoà bình, muốn xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, dân tộc ta, nhân dân ta phải đổ bao xương máu, đánh đuổi giặc, giành lại độc lập tự do phải điện khí hoá công nghiệp hoá, ra sức sản xuất làm được nhiều lúa gạo, nhiều hàng hoá để chi tiêu, để xuất khẩu. Có tự lực, tự cường thì dân mới giàu, nước mới mạnh, mới có thể “sánh vai các cường quốc năm châu ”, Chỉ có nhân dân ta, tuổi trẻ của chúng ta mới giữ vững được an ninh, lãnh thổ, biên giới, hải đảo, chủ quyền của đất nước ta, dân tộc ta. Không thể trông chờ ngoại bang, cầu xin ngoại bang được!

Có tự lực, tự cường mới có thể phát huy và nâng cao lòng‘tự hào dân tộc, mới tìm thấy ý nghĩa tốt đẹp, cao cả của cuộc sống.

Mỗi một cá nhân, mỗi một thành viên của gia đinh phải phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường. Cả dân tộc ta, 85 triệu con người Việt Nam chúng ta phải nâng cao ý chí tự lực, tự cường. Có thế, mới tạo nên sức mạnh để vượt qua mọi thử thách, khó khăn, mới chiến thắng được thù trong giặc ngoài, mới làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Không thể sống trong nô lệ, không thể sống trong sự “bảo hộ”, “khai hoá” của thực dân, đế quốc! Không thể nhờ ngoại bang “bao cấp” tư tưởng, đường lối! Trong lúc ruộng đồng thì bỏ hoang mà cứ vác rá đi “ăn mày” viện trợ, đi xin bo-bo về thì có gì tốt đẹp? Có làm thân trâu ngựa suốt 80 năm trời cho thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, có nếm “quá đắng” thời bao cấp, nhân dân ta mới thấy ý nghĩa sâu sắc, tốt đẹp của bài học về tinh thần tự lực, về ý chí tự cường thời đổi mới và phát triển của đất nước hiện nay.

Muốn tốt đẹp hơn nữa, muốn giàu có, hạnh phúc hơn nữa, muốn tiến bộ, văn minh hơn nữa thì phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường. Mọi thành viên của gia đình, mọi thế hệ của dân tộc phải biến tinh thần tự lực, tự cường thành nguồn sống và sức sống mãnh liệt, bất diệt.

Nói đến bài học tự lực, tự cường, chúng ta cùng nhau nhắc lại “Bình Ngô đại cáo ” của Nguyền Trãi:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc, Nam cũng khúc

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương ”...

Nói đến tư tưởng, tinh thần, ý chí tự lực, tự cường, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại “Di chúc” của Bác Hồ kính yêu:

“Còn non, còn nước, còn người,

Thắng giặc Mĩ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay? ”.

Tự lực và tự cường là nguồn sống, nguồn hạnh phúc. Tuổi trẻ chúng ta cần học tập tốt, lao động tốt, luôn luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tự tin và lạc quan hướng về tương lai xán lạn. Tự lực, tự cường để xây dựng bản lĩnh sống đẹp, bản lĩnh văn hoá đẹp

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.