Bình giảng cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa mẹ Tràng với nàng con dâu qua đoạn văn trích sau đây trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân: "Tràng nhắc mẹ: ... con cái chúng mày về sau!"

Đã rất nhiều lần đọc truyện Vợ nhặt của Kim Lân nhưng lần nào cũng thế, cứ đọc đến đoạn miêu tả cảnh gặp gỡ đầu tiên giữa bà cụ Tứ (mẹ Tràng) với người "con dâu mới" mà con trai bà vừa "nhặt" được về là tôi lại thấy lòng mình rưng rưng cảm động. Với những lời văn trần thuật giản dị và mộc mạc, tác giả đã dựng được lại rất sinh dộng những diễn biến tâm lý tinh vi và phức tạp đang diễn ra trong tâm trạng của một bà mẹ nghèo, trước một tình huống éo le không hiểu nên mừng hay lo, là hạnh phúc hay tai họa.

Mở đầu đoạn trích là lời Tràng nhắc mẹ "Kia nhà tôi nó chào u". Người con trai cứ tưởng mẹ mình chưa nghe lời chào của vơ; cứ tưởng bà chưa biết có sự hiện diện của đứa con dâu. Nhưng đâu có phải như thế. Đọc truyện, trước đoạn trích này, chúng ta đều hiểu bà cụ Tứ đã thấy và sau đó đã nghe, đã biết nhưng chưa hiểu hàng loạt cảu hỏi đặt ra trong đầu bà thể hiện một sự băn khoăn, kinh ngạc. "Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay ở đầu giường thằng con mình thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng U? ... Ai thế nhỉ? ... Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Kim Lân dùng một giọng văn trần thuật rất mộc mạc. Ông gọi Tràng là "hắn", vợ Tràng là "thị". Tràng xưng với mẹ bằng "tôi", "chúng tôi" và gọi bà bằng "u": "Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau. Cách xưng hô và gọi tên nhân vật dân dã, quê mùa như thế giúp ban đọc hình dung rõ hơn về những con người nghèo khổ ở một vùng quê quanh năm đói túng, lạc hậu. Riêng đối với người mẹ, Kim Lân muốn biểu thị một thái độ tôn trọng và cảm thông. Ông gọi người mẹ ấy là "bà lão", "bà cu Tứ", "người me nghèo khổ". Cũng chính với thái độ này, tác giả như nhập thân vào bà cụ Tứ, nhìn sự việc, kể lại theo con mắt và tâm trạng của bà Một người mẹ nghèo khổ thấy dằn vặt, đau xót và lo lắng vì không lo nổi cho con: một con người đã trải qua nhiều cay đắng gian truân. Nay đứng trước tình cảnh của con, người mẹ ấy "hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số phận cùa đứa con mình". Trong lúc đó, dường như Tràng quá mừng vì bỗng nhiên "nhặt" được vợ nên không tỏ ra lo nghĩ gì lắm. Không phải ngẫu nhiên mà toàn bộ đoan trích trên chủ yếu tập trung khắc hoạ tâm trạng của bà cụ Tứ. Một tâm trạng vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo. Vui mừng vì dẫu sao con bà củng đã có vợ, dù là vợ "nhặt" được ở ngoài đường. Việc Tràng có vợ là ngoài sức tưởng tượng của bà. Chính vỉ thế, ban đầu bà không hiểu nổi. Có lẽ vì niềm vui và sự cảm thông mà từ thái độ ngạc nhiên, lo lắng và tủi nhục, bà đã "nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới" một cách thật chân tình, xúc động:

Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..". Chắc chắn là trước đó, người con trai nghĩ thế nào mẹ cũng rầy la nặng nhẹ. Vì thế, sau khi bà nói "Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi". Tuy nhiên, mừng là mừng vậy "vui là vui gượng kẻo là". Chứ thực ra tâm trạng người mẹ nặng trĩu một niềm lo. Lòng bà ngổn ngang như mối tơ vò. Kim Lân chỉ lặng lẽ miêu tà bằng hàng loạt cử chỉ, chi tiết nhằm thể hiện tâm trạng đó của bà: "Bà lão cúi đầu nín lặng", "Bờ lão hiểu rồi", "Trong kẽ mắt kèm nhèm cùa bà rủ xuống hai dòng nước mắt...", "Bà lão khẽ thở dài dứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. ..". Suốt từ lúc về gặp con đến lúc bà cất tiếng, "nhẹ nhàng nói vói nàng dâu mới" là cả một khoảng thời gian dài im lặng, một không khí nặng nề, ủ ê, một cơn bão lòng cố nén. Cố nén nhưng nó vẫn bật ra từ hai chữ “Chao ỏi" như một tiếng than tan vỡ. Đến câu hỏi ngập ngừng, ngắt quãng: "Con mình thì... biết rằng chúng nỏ có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” Suy nghĩ đấy lo âu ấy là những lời tự an ủi, tư động viên và tư trách mình: "Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ đươc... Thôi thỉ bổn phận bà là mẹ. bà đã chẳng lo lắng gì được cho con...". Nghe những lời tâm sự thầm kín của bà mà cảm thấy không còn nỗi tủi nhục nào hơn thế nữa Sao số kiêp của những con người ấy khốn cùng đến vậy?. Những lời từ tốn của bà dặn dò đôi vợ chồng ở cuối đoan trích là những lời nói rất chân tình, vừa mơ hồ hy vọng, vừa tự động viên, an ủi, vừa thừa nhận một sự thật đắng cay trong một tình thế chẳng có gì chắc chắn cả: "Rồi ra may mà ông giời cho khá... biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?".

Tuy chỉ là một đoạn trích rất ngắn so với toàn bộ thiên truyện Vợ nhặt nhưng cũng đủ cho ta thấm thìa nỗi đắng cay tủi nhục của những kiếp người khốn khổ trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời hiểu được tình mẫu tử và lòng nhân ái hết sức cảm động của một bà mẹ nghèo. Doạn trích cũng cho ta thấy được tài năng của Kim Lân trong việc khác họa tính cách và miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.