Phân tích tình cảm của cha con ông Sáu dành cho nhau trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em có suy nghĩ gì về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh

Trong những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ đầy gian khổ, gương mặt người tưởng chỉ còn ám đầy bụi đường và khói thuốc súng. Nhưng không, ở đó vẫn luôn ánh lên ngọn lửa của yêu thương ấm áp. Con người Việt Nam như nhà thơ Tố Hữu từng ngợi ca: “...những con người Việt Nam đẹp nhất / Biết căm thù và cũng biết yêu thương”.

Và một trong những tình cảm yêu thương thiêng liêng nhất là tình phụ tử. Viết về đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một “Chiếc lược ngà” thật cảm động. Tình cảm của cha con ông Sáu dành cho nhau trong truyện ngắn này đã giúp người đọc hiểu thêm nhiều điều quý bàu về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh.

Tác phẩm ra đời năm 1966, lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Nam Bộ. Khi đi kháng chiến, ông Sáu có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Chiến trường ác liệt, ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Tình cảm của ông dành cho con dồn nén, ấp ủ bấy nhiêu năm chỉ chờ dịp là bùng lên mạnh mẽ. Và giờ đây, khi trở về, vừa xuống thuyền, thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình. Chưa chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: "Thu! Con!". Dường như chính lúc này đây, trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng và ông khao khát sự đáp lại nồng nàn của con: nó cũng sẽ lao đến ôm ông và la lên “Ba! Ba!” chẳng hạn...! Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lời, giọng lặp bặp: "Ba đây con”! Lúc đó chính là lúc cái tình của người cha lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đã quá xúc động. Việc bé Thu sợ hãi chạy ào đi như một gáo nước lạnh dội mạnh vào trái tim đang nóng bỏng của ông Sáu. Ông đứng sững lại đầy sững.sờ, thảng thốt.

Những ngày sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Song càng vỗ về bao nhiêu con bé lại càng đẩy ông ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng "Ba". Chỉ một tiếng "Ba" mà thôi! Nhưng chẳng có điều gì khác ở con gái ông ngoài sự thờ ơ, lạnh lùng thậm chí là thù ghét. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó. Đến một bữa cơm, khi ông gắp trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Ông 'Sáu hẳn đã vô cùng ân hận vì giây phút nóng nảy đó của mình.

Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó. Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông "Ba... a...a... ba". Tiếng "Ba" đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng "Ba" với nó la điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yêu thương của cha. Giờ đây tiếng "Ba" vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Hoá ra, lí do nó không nhận ba là do vết thẹo oan nghiệt đó - vết thẹo do kẻ thù của gia đình nó, của đất nước đau thương -này gây ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay’ Sung sướng xen lẫn xúc động, ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa mua cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.

chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng ông vẫn cố công làm bằng được chiếc lược ngà. Trong khi làm, ông Sáu cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Ông cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong ông cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó ông lại khắc trên sông lưng chiếc lược "Yêu nhớ tặng con Thu của ba". Hàng đêm nhớ con ông lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, mượt... Trong giờ phút cùốì cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người ông. Ông đưa chiếc lược cho Ba - một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối rằng: "Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu". Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn ông qua đó. Tình cha con đầy thiêng liêng, cao quý trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang đối mặt giữa sự sống và cái chết. Khi Ba nhận lời thì ông mới nhắm mắt.

Sau này, bác Ba đã gặp Thu - giờ đây là cô gái giao liên đầy dũng cảm và bác đã trao lại kỉ vật đó cho Thu.

Tình cảm ông Sậu dành cho con sâu nặng bao nhiêu, tình cảm Thu dành cho ba cũng nồng nàn bùng cháy bấy nhiêu.

Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết thẹo trên mặt ba. Bức ảnh cha cô mà cô khắc ghi bấy lâu trong tâm khảm không có vết thẹo trên mặt như ông Sáu - người cứ nhận mình là cha bé! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt con người ấy bao nhiêu càng thế hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thê chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.

Đến lượt mình, Thu cũng đáp lại tình cảm của ba một cách cảm động. Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết thẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó. vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày can có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa." Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba!". Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu bã, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.

Sau này, thấu hiểu sâu sắc nguyên nhân gây ra vết thẹo trên mặt cha, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.

Viết “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng đã không chỉ thành công khi thể hiện tình cảm cha con sâu sắc của những nhân vật trong tác phẩm. Truyện ngắn này còn giúp độc giả hiểu thêm về đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong kháng chiến.

Chiến tranh đã chia lìa hầu như tất cả những gia đình người Việt: người miền Bắc có con em vào Nam đánh Mĩ, người miền Nam có chồng con ra trận... Và vì thế, thời gian họ gặp gỡ nhau được tính bằng đơn vị là số lần trong một năm thậm chí là hàng chục năm. Nhưng không vì thế mà tình cảm nhạt phai, họ không bị thời gian làm cho “xa mặt cách lòng”. Ngược lại, thời gian như lửa thử những tấm lòng vàng để sương khói qua đi chỉ còn những tấm lòng trung trinh son sắt. Sau bao nhiêu năm, tình cảm vợ chồng của ông Sáu vẫn mặn mà, lưu luyến. Đặc biệt, tình cảm cha con của ông nồng nàn, bỏng cháy. Bé Thu luôn ghi sâu vào tâm hồn thơ ngây bé bỏng của mình hình ảnh người cha trong tấm ảnh nhỏ nên kiên quyết gạt bỏ người “cha giả” mà cả gia đình, làng xóm thừa nhận cũng là người yêu thương chăm chút cho nó. Ông Sáu hẳn cũng luôn nghĩ về con, tưởng tượng về con thế nên sau gần chục năm không gặp lại vừa nhìn thấy bé Thu đã nhận ngay ra đó là con mình. Đặc biệt, giây phút hai cha con ôm xiết lấy nhau lần cuối trong đời hẳn khiến không ít người rơi lệ... Tình cảm gia đình là vậy. Đó là sợi dây thiêng liêng mỏng manh mà bền chặt. Bom đạn chiến trường có thể phá vỡ những toà nhà, huỷ diệt những thành phố; gian khổ có thể hành hạ, có thể bào mòn từng tế bào, từng mạch máu nhưng chúng không thể phá huỷ dù chỉ là xây xước sợi dây long lanh kì diệu kia.

Đời sống tình cảm những gia đình Việt Nam trong chiến tranh phải chịu nhiều thử thách, hiếm nguy nhưng vẫn ấm áp, nồng nàn và cảm động. Điều đó khiến người đọc biết phải nâng niu hơn hạnh phúc gia đình mình đang có...

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đi vào lòng người trước hết không phải vì những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tinh tế mà bởi sự giản dị, mộc mạc và rất chân thật, tự nhiên của tình phụ tử. Cảm nhận sâu sắc tư tưởng của thiên truyện, ta đã hiểu thêm những điều thiêng liêng, cảm động trong đời sống tình cảm của những gia đình Việt Nam trong chiến tranh hiếm nguy và gian khổ

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.