Văn mẫu lớp 9: Mây và Sóng

I. Giới thiệu một vài nét về Ta-go, về xuất xứ, chủ đề bài thơ “Mây và sóng”.

1. Tác giả

Ta-gor (1861 - 1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-gor được giải Nô-ben về văn chương với tập “Thơ Dâng”. Ông là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại”, một nghệ sĩ toàn tài để lại một sự nghiệp văn nghệ đồ sộ:

- 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918), v.v...

- 42 vở kịch: Sự trả thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889)...

- 12 bộ tiểu thuyết: Gô-ra, Đắm thuyền,...

- Trên 3.000 bức họa còn được lưu giữ trong các bảo tàng mĩ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 100 truyện ngắn.

2. Xuất xứ, chủ đề

Bài thơ “Mây và Sóng” lần đầu tiên in trong tập “Trẻ thớ” (1909) sau được dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non” (1915).

Có nhiều người Vệt Nam đã dịch bài thơ này. Người dịch đầu tiên là Nguyễn Đình Thi, tiếp theo là Đào Xuân Quý,... Gần đây là Nguyễn Khắc Phi.

Bài thơ “Mây và sóng” ca ngợi tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng, đồng thời thể hiện tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của trẻ thơ.

II. Phân tích bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go

Mây và Sóng Ta-go (1861-1941)

Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.

Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến tối ngày.

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”

Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được'?”

Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi đưa tay lên trời,

con sẽ bay bổng lên mây”

Nhưng con nói: “Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào

bỏ được mẹ tôi”

Họ bèn mỉm cười, và lửng lơ họ bay đi mất.

Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ:

Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng

Hai bàn tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh.

Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào:

“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi,

không biết là đi qua những đâu”

Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?”

Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im,

con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi”

Con trả lời: “Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao,

tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”

Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa.

Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ.

Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển,

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan

vào gối mẹ.

Và không ai trên đời này biết là mẹ con ta đang ở đâu.

(Nguyễn Đình Thi dịch)

...''Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao

... Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào..."

/p>

Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập "Thơ Dâng", ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-gor là "bài ca về tình nhân ái","ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.

Bài thơ "Mây và Sóng" nói về tỉnh yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập "Trăng non" (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.

1. Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "giỡn với sớm vàng" và đùa "cùng trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:

"Họ bảo: chúng ta vui chơi từ tỉnh mơ đến tối ngày,

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Cuộc đối thọai giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định, ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:

"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi".

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm... là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của am bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sông bên mẹ hiền:

"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh".

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-gor đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!

2. Ngắm mây bay... rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vòi đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi". Và rồi cứ đi đến bờ biển... sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ... Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo bàn khoăn: "Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thỉ sao?". Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào... Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:

..."tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?

Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa...".

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ.

Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu".

Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có em thơ. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển reo, biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa với bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thọai giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sông hồn nhiên, thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo... là đời sông tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong "Mây và Sóng" rất yêu thương mẹ hiền.

"Mây và Sóng" là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng sóng, mây và mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

III. Bình bài thơ "Mây và Sóng" của thi hào Ta-gor qua bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi.

Ta-gor (1861 - 1941) là đại thi hào của đất nước Ấn Độ. Ông là nhà thơ, nhà văn, họa sĩ... Năm 1913, với tập thơ “Thơ Dâng” (Gitanjali), ông được giải thưởng Nô-ben - Giải thưởng văn chương. Nhân dân An Độ vô cùng tự hào về Ta-gor. Tên tuổi thi hào đã rạng rỡ quê hương xứ sở. Thơ của Ta-gor là “ờờí ca về tình nhăn ái”,“ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc”. Ông để lại hàng nghìn bài thơ tựa như “hoa thơm, trải ngọt đôi bờ sông Hằng” đã làm phong phú tâm hồn nhân dân Ân Độ.

Ông đem tấm lòng thương yêu mênh mông đến với trẻ em. Ông có hàng trăm bài thơ viết về tuổi thơ bằng những hình tượng tuyệt vời với tấm lòng nhân hậu bao la. Đó là một “thế giới thơ ngây”, một “miền thơ ấu êm đẹp và dịu hiền” Ông đã viết:

“... Những người đi tìm ngọc thì lặn xuống mò ngọc trai.

Còn những người lái buôn

Giong thuyền của họ

Trong khi đó thì các em

Các em nhặt những viên đá cuội rồi lại ném đi...”

(Trên bờ biển)

“Mây và Sóng” là bài thơ nổi tiếng của Ta-gor rút trong tập thơ “Trăng non” xuất bản năm 1915. Qua bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi, ta cảm nhận về một thế giới tâm hồn tuổi thơ kì diệu của em bé thông minh, hiếu thảo đang sông hạnh phúc bên mẹ hiền.

Bài thơ là câu chuyện tâm tình của em bé ngây thơ với mẹ về những giây phút giao cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với mây và sóng. Mây và Sóng đang thủ thỉ trò chuyện với em.

Với Mây: bằng trí tưởng tượng tuyệt vời vô biên, em bé đang chơi đùa với mẹ. Bỗng em ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe Mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn “từ tinh mơ đến hết ngày” cùng nhau thỏa thích vui chơi “giỡn vái sám vàng”“đùa cùng trăng bạc”, từ lúc bình minh cho đến tận đêm khi trăng lên. Mây. trở thành nhân vật trữ tình, được nhân hóa, có gương mặt nụ cười và giọng nói thủ thỉ, tâm tình. Mây, trăng bạc, sớm vàng (rạng đông) là những hiện tượng thiên nhiên mà con người từ xưa tới nay, từ em bé tới cụ già, từ người dân thường đến các nghệ sĩ, các tao nhân mặc khách,... ai cũng thích chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp huyền diệu và sự vĩnh hằng của nó.

Tâm hồn tuổi thơ vốn hồn nhiên, trong sáng và giàu trí tưởng tượng. Vì thế em bé “trò chuyện” với Mây và muốn được cùng Mây đi chơi đó đây. Nhưng có tình yêu nào mãnh liệt hơn, đằm thắm hơn tình yêu mẹ của đứa con ngoan? Từ thích thú muốn được đi chơi cùng Mây, em bé phân vân, lưỡng lự rồi từ chối: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được'?”,“Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi?”.

Tình yêu mẹ là tình cảm Tất sâu sắc, rất đẹp của con người, đó là điều mà thi hào Ta-gor muôn tâm sự với các em bé gần xa trên trái đất. Yêu mẹ cha, yêu anh chị em, yêu căn nhà êm ấm, yêu những kỉ niệm tuổi thơ... là những tình cảm đằm thắm, đầy ắp trong tâm hồn em bé ngây thơ đang trò chuyện với áng mây trời. Và đó cũng là cảm xúc chủ đạo của bài thơ “Mây và Sóng”.

Có gì sung sướng hơn khi:

“Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng

Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh...”

Với Sóng, có nhà thơ Việt Nam đã viết:

“Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu...”

(“Sóng - Xuân Quỳnh)

Trong bài thơ của Ta-gor, Sóng như vị sứ giả của đại dương xa xôi đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng từng khát khao, mơ ước? Sóng thủ thỉ cùng với em bé về một cuộc viễn du: “Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi”, và rồi “cứ đi đến bờ biển... sóng sẽ cuốn con đi” đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ. Đây là một câu thơ diễn tả hình tượng con sóng vỗ vào bờ, liếm vào bãi cát, rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào... và cái nhìn lưu luyến, băn khoăn của em bé theo con sóng xa vời trên biển:

“Họ (Sóng) bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa”

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại đắn đo, băn khoăn. Em đã không thể đi du ngoạn cùng Mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với Sóng (đi xa). Với em, chỉ có mẹ, nguồn vui cao cả thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử. Em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Em cũng không thể nào “rời mẹ” một giây, một phút. Niềm vui cứ chói ngời mãi hồn em:

“Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt hiền

Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ.

Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu...”

Câu thơ “Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt hiển” là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có mặt biển thì không thể có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có con. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển hát. Lúc “con cười giòn tan vào gối mẹ” là lúc mẹ vô cùng sung sướng. Vì thế, con ngoan và vui .chơi là lòng mẹ hạnh phúc. Qua đó, ta thấy nhà thơ lấy sóng và biển để nói với tuổi thơ bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là ở cấu trúc bằng 2 mẩu đối thọai giữa em bé với Mây và Sóng và lồng vào đó là tiếng nói thủ thỉ của em với mẹ yêu thương. Một bài thơ trong sáng và đẹp như mây, như sóng, nói về miền sâu kín nhất, đằm thắm nhất của tâm hồn tuổi thơ. Yêu thiên nhiên,trí tưởng tượng phong phú, thích phiêu lưu mạo hiểm là đời sống tinh thần tuổi thơ ấu. Em bé được nói đến trong bài thơ này rất yêu thương mẹ. Cánh chim còn non yếu nên chưa dám bay cao cùng mây, chưa thể đi xa cùng sóng, mặc dù em có nhiều mơ mộng, nhiều khát khao muốn đi tới mọi chân trời góc biển.
Bài thơ “Mây và Sóng” thật đặc sắc và giàu ý nghĩa, lấp lánh vẻ đẹp nhân văn của một hồn thơ vĩ đại.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.