Trong Nhật kí ở rừng, Nam Cao đã tâm sự: "Trước đây tôi viết văn là để người ta biết đến cái tên của tôi... tôi không hề quan tâm đến người sẽ học, đọc...", nhưng sau Cách mạng tháng Tám sự biến đổi của lịch sử đã làm cho Nam Cao thay đổi cách nhìn. Ông tự ý thức được về thiên chức của người cầm bút. Vì vậy, ở thời kì này, một số nhân vật do Nam Cao sáng tạo đã gây được ấn tượng đối với người đọc. Truyện ngắn Đôi mắt là "đứa con tinh thần" đầu tiên của nhà văn cách mạng Nam Cao. Ông đã xây dựng nhân vật Hoàng theo kiểu điển hình hóa, cho nên Hoàng là nhân vật - tư tưởng, nhân vật - vấn đề, nhưng lại hiện lên sinh động, sống như con người thật.
Nhân vật - tư tưởng, nhân vật - vấn đề là nhân vật thay mặt tác giả phát ngôn cho một vấn đề, tư tưởng. Hoàng đã thay mặt Nam Cao thể hiện vấn đề - tư tưởng mà ông đang băn khoăn trăn trở. Đó là vấn đề sống và viết. Ngay từ nhan đề của truyện, Nam Cao đã nêu lên vấn đề cách nhìn đời, nhìn người, vấn đề nhân sinh quan, thế giới quan, tình cảm, lương tâm của người cầm bút. Có nhiều yếu tố Nam Cao sử dụng để tạo nên nhân vật Hoàng, nhưng một yếu tố đặc sắc, chủ yếu nhất là tài năng xây dựng nhân vật Hoàng của Nam Cao. Vì vậy, Hoàng trở thành nhân vật sinh động, độc đáo đạt tới mức điển hình nhờ yếu tố này. Hoàng sống như một con người thật, từ ngoại hình đến tính cách của anh đều đem đến cho người đọc cái cảm giác đây là con người ở ngoài đời.
Cốt truyện được xây dựng rất giản dị. Truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ, trò chuyện của hai người bạn văn - Hoàng va Độ. Nhận lời mời của bạn, Độ đến thăm Hoàng, nhưng mục đích trong cuộc viếng thăm của Độ là vận động Hoàng tham gia công tác kháng chiến, đem văn chương phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Độ thực sự mong muốn cho Hoàng trở thành người chiến sĩ trên mặt trận vãn hóa. Sau khi đến nhà Hoàng, Độ được vợ chồng bạn đón tiếp hết sức nhiệt tình, vồn vã, thân mật. Nhưng sau một ngày sống bên Hoàng, trò chuyện với anh, Độ thật sự thất vọng trước lối sống, lối suy nghĩ lệch lạc của bạn. Đặc biệt, cách nhìn đời, nhìn người và quan điểm về văn chương, nghệ thuật của Hoàng quá lạc hậu, Hoàng sẽ chẳng bao giờ làm được gì cho cách mạng, thậm chí anh có thể gây bất lợi. Vì vậy, Độ đã cất giữ ý định tốt đẹp ban đầu. Qua đó, ta khẳng định: cá tính của Hoàng bắt nguồn từ hoàn cảnh. Từ cử chỉ, lời nói đến hành động của Hoàng đều thể hiện bản chất của anh. Trong cái nhìn của Độ, so với trước kia, Hoàng không khác chút nào, "vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vỉ người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bển dưới nách kềnh ra trông tủn ngủn như ngắn quá"', Hoàng vẫn giữ cái giọng dậm dọa khi nói với con... Nam Cao đã tập trung xây dựng bức chân dung Hoàng từ lúc Độ gặp Hoàng cho đến khi Hoàng khen Tào Tháo, vấn đề mà Nam Cao muốn nhấn mạnh trong cá tính của Hoàng là cách nhìn đời, nhìn người bằng con mắt phiến diện. Nhiều bạn đã coi Hoàng là nhân vật "đáng ghét", "đáng chê", thậm chí một tên phản bội. Nhưng đốì với Nam Cao, không có nhân vật hoàn toàn tốt, càng không có nhân vật hoàn toàn xấu. Tuy Hoàng bộc lộ nhiều cá tính tiêu cực như lối sống tiểu tư sản, chủ nghĩa sùng bái cá nhân... Nhưng xét về lập trường chính trị, Hoàng vẫn có những cá tính tích cực có thể chấp nhận được. Trước hết, Hoàng là người nghệ sĩ có nhiều ước mơ, khát vọng trong văn chương. Biến cố của dân tộc đã làm ước vọng của Hoàng trỗi dậy, anh muốn "viết được một cái gì ghi lại cái thời này". Chưa một lần gặp Hồ Chí Minh, chưa hiểu về Người, nhưng anh vẫn tỏ lòng kính phục, ca ngợi tài năng của Cụ. Điều đó chứng tỏ Hoàng là người có tinh thần dân tộc. Anh tỏ thái độ khinh bạc tên tướng Đờ-gôn, nhưng lại gọi Hồ Chí Minh bằng cái tên thân thiết, kính trọng nhất: Ông Cụ. Chứng tỏ Hoàng không phản bội, không chống đối cách mạng. Anh sẵn sàng nhận quyết định đi tản cư theo lời kêu gọi của Chính phủ, thà ai tản cư chứ không ở lại làm tay sai cho giặc Pháp. Nhiều người cho rằng, Hoàng hay có tính đố kị, đá bạn... nhưng đó là chuyện trước kia, giờ đây việc Độ đến chơi, Hoàng đã tỏ ra là một người hiếu khách, chủ động mời bạn đến chơi, đón tiếp Độ một cách nhiệt tình, lịch sự, chu đáo. Những cá tính tích cực còn sót lại trong Hoàng, chỉ cần anh mở rộng tầm nhìn, nó sẽ được phát huy một cách mãnh liệt và sâu sắc hơn.
Nhưng Nam Cao không tập trung đề cập đến cá tính ấy của anh, sự thành công về mặt nghệ thuật của Nam Cao chính ở vấn đề - tư tưởng 'đổi mắt", sùng bái cá nhân đang tồn tại trong Hoàng, chiếm lĩnh lương tâm của người nghệ sĩ Hoàng. Cá tính tiêu cực bộc lộ rất rõ trước hết qua thói quen và lối sinh hoạt của anh. Trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc cách mạng chống Pháp vô cùng gian khổ, nhưng Hoàng vẫn không thay đổi lối sống trước kia, anh vẫn sống đàng hoàng ở cái dinh cơ "ba gian nhà ngói sạch sẽ, sân gạch tường hoa", vẫn nuôi chó Tây, ăn mía ướp hoa bưởi, và môi buổi tối, khi buông "màn tuyn trắng toát" đi ngủ, đắp cái chăn bông "thoang thoảng mùi nước hoa, vừa hút thuốc thơm, vừa nghe vợ đọc Tam Quốc"... Tất nhiên cung cách, thói quen sinh hoạt của anh chẳng có gì tội lỗi, nhưng chúng ta thấy con người của anh giữa đất nước mà lạc lõng quá, Hoàng đáng thương hơn đáng trách. Dường như anh không thầy cuộc sống của dân tộc lúc bấy giờ, chỉ thỏa mãn với sự sung sướng, no đủ cua bản thân. Hoàng có ích kỉ không?
Cá tính của Hoàng không chỉ dừng ở nếp sống mà cao hơn nữa, điển hình hơn là cách nhìn, cách quan sát của anh trước cuộc sống kháng chiến.
Nếu Hoàng đề cao vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh bao nhiêu thì anh càng bộc lộ thái độ, hạ thấp vai trò của quần chúng bấy nhiêu. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng, những gì anh quan sát, anh cảm nhận được đều là sự thật. Dưới con mắt Hoàng, tất cả những người nông dân, những người đang tích cực tham gia kháng chiến đều "ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện cả". Điều đó chứng tỏ anh thiếu thân ái, thiện cảm đối với quần chúng, hơn nữa, tầm nhận thức của anh về nhân dân còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đã thế, Hoàng không hoàn toàn tin tưởng vào nhân dân, vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: "Nước mình như vậy, suốt đời không mó đến súng thì làm gì biết bắn, họ đánh mãi rồi cũng biết. Thì cứ để họ đánh Tây đi. Nhưng tai hại là người ta cứ để cho họ làm ủy ban nọ, ủy ban kia mới chết người ta chú". Từ chỗ không tin, Hoàng phủ nhận năng lực của quần chúng, đau đớn hơn, anh vô tình phủ nhận lòng yêu nước của nhân dân. Hoàng chỉ thấy anh thanh niên đáng buồn cười kia đọc thuộc lòng bài Ba giai đoạn như một con vẹt, nhưng anh không nhìn thấy bó tre anh ta vác trên vai hăng hái đi ngăn quân thù. Hoàng đã phủ nhận cái nguyên cớ đẹp đẽ của quần chúng để giao du với những cặn bã bị sa thải trong xã hội. Hoàng có ý thức được không? Tất nhiên, Hoàng hiểu rõ điều đó, nhưng anh thà quan hệ với "bọn người dốt nát, ngu độn ngẩn ngơ, rởm đời" của tầng lớp trên còn hơn sống chung với những người nông dân "vừa ngố vừa nhặng xỉ". Cái sai lệch và cái đáng chê trong cá tính của Hoàng chính là ở chỗ đó. Vì vậy anh thật hơn con người thật. Tiếp cận với Đôi mắt, ta không thấy một Hộ dằn vặt, ân hận, một Chí Phèo khát khao hoàn lương, chỉ thấy một anh Hoàng đầy cá tính kiêu căng, ích kỉ. Không biết Hoàng cố tình không hiểu quần chúng hay anh vô tình chỉ biết rằng, cùng là người nghệ sĩ, nhưng cái mà Độ có, Hoàng lại không có, Độ hiểu thì Hoàng phủ nhận. Hoàng chỉ hiểu một cách nhỏ giọt về quần chúng. Anh tôn sùng, ngợi khen Tào Tháo phải chăng Tào Tháo cũng như anh? Tại sao Hoàng chỉ có thể tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật của truyện cổ Trung Quốc mà không tìm thấy niềm vui trong đời thường? Tại sao anh lại tỏ ra coi trọng văn học phê phán mà không biết nhìn vào biến cố của lịch sử để ghi nhận, sáng tạo? Tất cả... tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ sự không tin tưởng vào nhân dân, vào dân tộc. Nếu không cải tổ tính cách, tư tưởng, Hoàng dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng, mất phương hướng về tinh thần. Hoàng thật hơn con người thật vì cá tính của anh tiêu biểu cho cá tính của lớp nhà vãn lúc bấy giờ trưởng thành từ thời tiền chiến, trong đó có Nam Cao. Cá tính của Hoàng cũng có một phần cá tính của Nam Cao. Ớ Hoàng có nhiều điều đã làm Nam Cao phải trăn trở. Bởi vậy "Nam Cao viết nhân vật Hoàng để nói lên những cái mình tự ruồng rẫy, tự lên án trong mình" (Tô Hoài).
Sự thành công về mặt nghệ thuật của Nam Cao được ghi nhận qua bút pháp điển hình hóa. Nhân vật Hoàng được đánh giá từ nhiều phía, đa dạng từ nhiều góc độ khác nhau. Nam Cao đã thể hiện tài năng xây dựng nhân vật bậc thầy của mình. Hoàng là nhân vật - tư tưởng, nhân vật - vấn đề, nhưng Hoàng không được tạo nên một cách khô cứng sơ lược mà Nam Cao tái hiện rất sinh động như con người sống thật ở ngoài đời. Nam Cao không chỉ biết theo dõi, quan sát, miêu tả Hoàng, ông còn có con mắt rất "duyên" khi quan sát cái hay của nghệ thuật. Từ ngoại hình đến nội tâm, từ tư tưởng, tình cảm đến cách nhìn lối sống của Hoàng đều được Nam Cao khắc họa băng nhiều phương diện, nhiều phía khác nhau. Khi thì ông tự khẳng định "Hoàng hay có tính ghen ghét, đố kị với bạn". Lúc bàn luận về quần chúng, Nam Cao rất chú ý đến cá tính của Hoàng. "Không còn lời nào để Hoàng đưa ra theo cái bĩu môi dài thườn thượt, mũi nhăn lại như ngửi phải mùi xác thối". Thái độ Hoàng cười gằn, chê bai, thậm chí còn dành cho những trí thức cặn bã mà anh gần gũi nhất. Hoàng là nhân vật giàu cá tính. Vì vậy, khi khắc họa cá tính của Hoàng, Nam Cao không thể bỏ qua những tình tiết có vẻ như tình cờ, vu vơ (Hoàng nuôi chó bécgiê, thích ăn khoai lùi, mía ướp hương bưởi, thích nghe đọc Tam Quốc...). Nếu bỏ qua các chi tiết đó, cá tính Hoàng sẽ không gây được sự hấp dẫn đối với người đọc. Tuy nhiên, đôi lúc Nam Cao cũng giao cây bút cho nhân vật tự bộc lộ (Nếu khéo làm còn có thể hay bằng mấy cái Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Phụng nó mà còn sống lúc này phai biet). Hoàng quen nhìn thây những điều xấu nên khi khen một siêu nhân, anh cũng tỏ thái độ mỉa mai.
(Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!). Ngoài ra, Nam Cao còn sử dụng một cách triệt để nghệ thuật miêu tả chân dung kết hợp với hành vi, lối nói, cử chỉ của nhân vật Hoàng.
(Ôi! Giời ơi! Anh quí hóa quá!). Đặc biệt, nét độc đáo, mới lạ nhất mà Nam Cao sử dụng để xây dựng nhân vật là việc dùng ngôn từ, thứ ngôn từ giản dị, nhưng rất sắc sảo, chính xác. Có lúc, ngôn từ biểu hiện sự mỉa mai, giễu cợt, khinh bỉ (Họ vừa ngố, vừa nhặng xị. Tôi quả là thấy không chịu được! Không chịu được). Lúc khen tài thì bằng cái giọng kính phục, tôn nghiêm (Bằng thế nào được Hồ Chí Minh), nhưng khi che bai tướng giặc lại tỏ thái độ khinh ghét (mà cũng chỉ có đến thằng Đờ-gôn). Quả thực, Nam Cao đã thâu tóm và thể hiện một cách có ý thức để nhằm mục đích khắc họa cá tính nhân vật. Nam Cao không hề lựa đặt hay gán ghép cho Hoàng một cá tính xấu nhất, ông thật sự hiểu nhân vật, Vì hơn ai hết, Nam Cao hiểu giá trị lớn lao của nghệ thuật đối với cuộc sống. Ngược lại, với Hoàng, nghệ thuật cao hơn cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống. Do đó, Hoàng rất điển hình cho số ít những nhân vật trong văn xuôi thời kì kháng chiến chống Pháp.
Từ trang sách của Nam Cao, Hoàng bước ra ngoài cuộc đời, sống như một con người thật, đem đến không chỉ cho Nam Cao mà tất cả trí thức tiểu tư sản Việt Nam những suy nghĩ, băn khoăn trăn trở về thiên chức của nhà văn và cuộc kháng chiến của dân tộc. Khi xây dựng nhân vật Hoàng, Nam Cao đã tự dựng nên một cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt trong tâm hồn mình. Hoàng đã lùi vào dĩ vãng nhưng cá tính con người anh và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vạt điển hình của Nam Cao đã làm cho người đọc suy nghĩ và khâm phục. Liệu rồi đây Hoàng có ý thức, nhận ra sai lầm của mình không? Anh có chấp nhận làm một anh tuyên truyền trong quần chúng như Đọ không? Thực tế đà trả lời câu hỏi này.
Bình luận về Đôi mắt, Nguyễn Đình Thi đã khẳng định Đôi mắt của Nam Cao là một tác phẩm nghệ thuật góp phần tích cực vào việc xác định những quan điểm cần thiết. Không chỉ có vậy, Đôi mắt còn là lẽ sống cần thiết cho muôn đời - bất tử. Hơn thế nữa, Nam Cao rất thành công khi sử dụng nghệ thuật điển hình hóa để xây dựng một nhân vật có xương thịt, có cá tính như Hoàng. Vì vậy Hoàng xứng đáng là nhân vật văn học sinh động, sống như một con người thật.