Trong bài thơ Bên kia sông Đuống, nhà thơ Hoàng Cầm có viết: Đứng bên này sông sao nhớ tiếc / Sao xót xa như rụng bàn tay. Căn cứ vào các chi tiết trong bài thơ Bên kia sông Đuống, anh (chị) hãy cho biết vì sao tác giả lại có tâm trạng đau đớn đó

Các ý chính:

1. Bằng cách so sánh đầy sáng tạo, qua hai câu thơ, Hoàng cầm đã nói lên tâm trạng đau đớn của mình khi biết tin quê hương bị kẻ thù xâm chiếm: "Sao xót xa như rụng bàn tay". Nỗi đau đớn về tinh thần biến thành nỗi đau thể xác, được nhà thơ cảm nhận một cách cụ thể, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

2. Tác giả đau đớn vì bên kia sông Đuống là quê hương mình, tươi đẹp với sự trù phú về văn hóa và vật chất mà đang bị giặc tàn phá.

- Một quê hương đẹp, trù phú: "Xanh xanh bãi mía bờ dâu", "ngô khoai biêng biếc", với hương vị đặc sản "lúa nếp thơm nồng".

- Vốn văn hóa phong phú, giàu có: tranh Đông Hồ, đền đài miếu mạo, những hội hè đình đám, những di tích lịch sử.

- Cảnh sinh hoạt làm ăn vui tươi tấp nập "chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen".

- Con người xinh đẹp hiền hòa, "những nàng môi cắn chỉ quết trầu", những cô gái giăng tơ dệt lụa, buôn bán tảo tần, có vẻ đẹp dịu dàng tình tứ.

- Bây giờ giặc kéo đến tàn phá: "ruộng ta khô - nhà ta cháy". Cuộc sống thanh bình trước đây, vẻ tươi đẹp trước đây, cái đông vui nhộn nhịp trước đây... "bây giờ tan tác về đâu?".

- Sự tàn phá khủng khiếp của giặc đã gieo bao tang tóc cho quê hương nhà thơ. Vì vậy, đứng bên này sông nhìn về quê hương thân yêu bên kia, nhà thơ tiếc và "xót xa như rụng bàn tay".

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.